Chia sẻ với PV Tiền Phong, một cựu quan chức ngành Công Thương cho biết, nhìn vào chênh lệch thương mại của Việt Nam và Hoa Kỳ trong 3 năm qua có thể dễ dàng nhận thấy các mặt hàng xuất khẩu chính đóng góp vào cán cân thương mại của Việt Nam hiện chủ yếu nằm ở trong tay các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam.
Bộ trưởng Công Thương thăm, làm việc tại một doanh nghiệp may. Ảnh: Nguyễn Bằng
Theo vị cựu lãnh đạo ngành công thương, 6 nhóm ngành có mức độ gia tăng xuất khẩu vào Hoa Kỳ lớn hiện nay là nhóm điện tử với các thiết bị điện tử và linh kiện (riêng năm 2022, nhóm hàng này đạt 38,97 tỷ USD, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hoa Kỳ); Máy móc và thiết bị cơ khí; Đồ nội thất và các sản phẩm liên quan; dệt may, giày dép và nông sản (bao gồm các mặt hàng như cà phê, hạt điều và thủy sản).
Theo vị này, nhìn vào số liệu xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI trong 3 năm qua, có thể thấy sự gia tăng xuất khẩu rất nhanh và ổn định ở nhiều ngành nghề. Như năm 2022, các doanh nghiệp FDI đóng góp khoảng 74% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Các năm 2023 - 2024, kim ngạch xuất khẩu của nhóm này cũng đều vượt hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả Việt Nam. Trong số các doanh nghiệp FDI đóng góp nhiều nhất vào xuất khẩu phải kể đến trường hợp của Samsung, mặc dù có sự biến động do ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế toàn cầu, tập đoàn này vẫn duy trì mức xuất khẩu điện thoại và linh kiện trên 50 tỷ USD/năm. Trong đó, từ tháng 2/2023 đến tháng 1/2024, thị trường Hoa Kỳ chiếm 46% tổng số lô hàng điện thoại Samsung Galaxy xuất khẩu từ Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp FDI khác trong lĩnh vực điện tử cũng đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ như Apple, LG và Intel.
Vị quan chức cũng cho rằng, ngoài đóng góp về tạo việc làm, điều đáng lo của những năm gần đây chính là sự dịch chuyển sản xuất của nhiều doanh nghiệp FDI sang Việt Nam nhằm mục đích né thuế. Ngành dệt may, da giày, điện tử và đồ gỗ, thuỷ sản chứng kiến nhiều nhất sự dịch chuyển này. Theo đó, không ít doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư sản xuất tại Việt Nam tập trung ở các ngành nghề cũng tạo mối lo “rửa nguồn xuất xứ” và đang khiến các mặt hàng xuất khẩu nói chung của Việt Nam bị rơi vào “tầm ngắm” của nhiều nước. Vì vậy, thời gian tới, các cơ quan chức năng cũng cần chú ý đến những chuyển dịch của khối doanh nghiệp FDI để Việt Nam không trở thành nơi “chịu trận chung” khi bị áp thuế.
Trong cơ cấu xuất khẩu sang Hoa Kỳ hiện nay, lớn nhất vẫn là hàng điện tử. Kế đó là máy móc và may mặc, da giày. Đây là lợi thế trong tay các doanh nghiệp FDI Nhật Bản và Hàn Quốc. Việc bị áp thuế tới 46% sẽ khiến chúng ta mất lớn do các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam hiện đều là doanh nghiệp đầu chuỗi. Họ khó xuất khẩu, bán hàng thì mình là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chuyên gia công thuê sẽ rơi vào tình trạng bị cắt giảm, thiếu hụt đơn hàng. Đây là mối lo rất lớn do doanh nghiệp Việt hiện không xuất siêu được nhiều, đặc biệt là ngành cơ khí”, Tổng giám đốc một doanh nghiệp cơ khí lớn ở miền Bắc trả lời PV Tiền Phong .
Tại một cuộc họp của Bộ Công Thương cách đây vài tuần, ông Đinh Quốc Thái, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, hiệp hội đã nhận được cảnh báo sớm của Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ về việc đang có những cuộc điều tra phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ liên quan đến nguồn gốc của thép Trung Quốc giá rẻ đang được nhập ồ ạt vào Việt Nam để rồi sau đó lại được xuất khẩu sang các nước khác, trong đó có Hoa Kỳ. Nếu tình trạng này không có giải pháp can thiệp kịp thời, Việt Nam sẽ có nguy cơ thành nơi rửa nguồn xuất khẩu cho mặt hàng thép của Trung Quốc khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ và hết sức rủi ro về lâu dài cho các doanh nghiệp Việt.
Doanh nghiệp lo ứng phó với việc bị áp thuế đối ứng của Hoa Kỳ. Ảnh: Nguyễn Bằng
Doanh nghiệp cần tầm nhìn xa
Đánh giá về tác động của hàng rào thuế quan thương mại mới, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, tại thời điểm hiện nay, thương mại quốc tế đang bị đe dọa bởi sự xuất hiện của chủ nghĩa đơn phương. Nếu như toàn cầu hóa và khu vực hóa đều hướng tới thương mại tự do hơn giữa các nền kinh tế thì chủ nghĩa đơn phương đi ngược lại xu hướng trên. Thay vì mở cửa, giảm bớt rào cản thì phương châm của chủ nghĩa này là dựng thêm các hàng rào, đánh thuế cao hàng hóa nhập khẩu. Theo ông Hải, thực ra, chủ nghĩa đơn phương không có gì mới. Rất nhiều năm trước đây, trước khi GATT ra đời thì hoạt động thương mại quốc tế vẫn vấp phải các loại hàng rào khác nhau, trong đó phổ biến nhất là thuế quan (thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu) và một số biện pháp phi thuế quan như giấy phép, hạn ngạch. Việt Nam cũng đã làm quen với các biện pháp này thông qua các vụ kiện phòng vệ thương mại đối với cá tra, cá basa nhập khẩu vào Hoa Kỳ, giày thể thao nhập khẩu vào EU. Tính đến cuối năm 2024, đã có khoảng 273 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam tại 25 thị trường. Đây đều là những thị trường chủ lực của hàng hóa xuất khẩu, bao gồm cả những thị trường có hiệp định thương mại tự do.
Theo một cựu lãnh đạo ngành công thương, ngoài đóng góp về tạo việc làm, điều đáng lo của những năm gần đây chính là sự dịch chuyển sản xuất của nhiều doanh nghiệp FDI sang Việt Nam nhằm mục đích né thuế. Ngành dệt may, da giày, điện tử và đồ gỗ, thuỷ sản chứng kiến nhiều nhất sự dịch chuyển này.
Về việc Tổng thống Donald Trump sử dụng thuế quan như một trong những công cụ chính nhằm định hình lại chính sách kinh tế và đối ngoại với các nước, ông Hải cho rằng, việc tăng thuế nhập khẩu không có gì khác ngoài mục tiêu tăng thu thuế cho ngân sách, giảm thâm hụt thương mại. Nhưng quan trọng hơn là Tổng thống Hoa Kỳ muốn gửi thông điệp để các nước liên quan điều chỉnh chính sách theo yêu cầu của Nhà Trắng, và để doanh nghiệp đang đầu tư ở các nước đem tiền trở lại đầu tư ở Hoa Kỳ, qua đó hy vọng đem lại việc làm và thịnh vượng. Với doanh nghiệp lúc này, cần có tầm nhìn xa, sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ, minh bạch về quá trình sản xuất cũng như chủ động tìm các thị trường ngách, thị trường mới, chuẩn bị cho các kịch bản khác để có sự chủ động.
Đã có hơn 200 cơ sở kinh doanh phòng trọ, nhà trọ tại TP. HCM buộc phải dừng hoạt động, 837 cơ sở khác bị đề nghị đóng cửa do chưa đáp ứng điều kiện về phòng cháy chữa cháy.
Tỉnh Bình Dương chấp nhận chi hơn 100 tỷ đồng để bồi thường, xây dựng đoạn 50m để kết nối với TPHCM. Công trình đang khẩn trương hoàn thiện để thông suốt đường Trục Chính Đông Tây dài 3km đã hoàn thành đưa vào sử dụng.
Tín dụng nhà ở tại TPHCM đã tăng trưởng trở lại trong 2 tháng qua (tháng 1/2025 tăng 0.51%; tháng 2/2025 tăng 0.16%). Diễn biến tích cực này có tác động thúc đẩy thị trường bất động sản phục hồi,...
Chỉ còn khoảng 5 tháng nữa là đến thời điểm Apple dự kiến trình làng dòng iPhone 17, và những hình ảnh rò rỉ về thế hệ iPhone mới tiếp tục xuất hiện với tần suất ngày càng dày.
(ĐTCK) Báo cáo tài chính cho năm kết thúc vào ngày 31/12/2024 của Prudential Việt Nam cho biết, tổng tài sản Công ty đạt 189.051 tỷ đồng, tăng 7%; tổng tài sản đầu tư đạt 168.258 tỷ đồng, tăng 10,3%....
(ĐTCK) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh khu vực II cho biết, tín dụng nhà ở tại TP.HCM đã tăng trưởng trở lại trong 2 tháng qua (tháng 1/2025 tăng 0,51%; tháng 2/2025 tăng 0,16%).
Tỷ giá ngoại tệ tại Vietcombank ngày 9/4 điều chỉnh tăng ở hai chiều giao dịch đổi với tất cả ngoại tệ. Theo đó, tỷ giá đô la Mỹ tăng 202 đồng ở chiều mua vào - bán ra, lần lượt đạt mức 25.792 VND/USD - 25.822 VND/USD.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC – Mã: VDS) vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý I, ghi nhận kết quả kinh doanh lao dốc cả về doanh thu và lợi nhuận. Đây được xem là quý kinh doanh khó khăn trong...
Sáng 19/4, tại hội thảo "Lựa chọn doanh nghiệp tốt", Chủ tịch FiinGroup Nguyễn Quang Thuân chia sẻ cách xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả dựa trên bộ tiêu chí lọc cổ phiếu, giúp nhà đầu tư cá nhân tiệm cận tư duy của tổ chức lớn.
Thời điểm Vingroup khởi công dự án diễn ra trong bối cảnh TP. HCM chuẩn bị hợp nhất hành chính với các tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, trở thành siêu đô thị có GRDP ước đạt 114,3 tỷ USD.
TPBank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%, đồng thời tăng vốn điều lệ lên hơn 27.740 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.
(ĐTCK) Sau tuần phục hồi, thị trường đã chuyển qua trạng giằng co và điều chỉnh nhẹ. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường trong tuần qua.
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại đã có tuần giao dịch sôi động và bán ròng hơn 5.200 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với tuần trước, với tâm điểm là một cổ phiếu lớn bị bán ròng tới gần 4.500 tỷ đồng.
Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ diện tích 2.870 ha do Tập đoàn Vingroup đầu tư sẽ có tòa tháp cao 108 tầng, safari, công viên chủ đề, khu biệt thự hạng sang, các toà căn hộ cao cấp...
Ông Trần Minh Đạt, người từ Ngân hàng Quân đội (MB), sẽ đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT của MIC sau khi ông Uông Đông Hưng từ nhiệm.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.