Kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng “thần kỳ” trong chín tháng đầu năm nay, lên đến 8,83%. Tuy nhiên, việc tăng trưởng ấn tượng đó còn đặt ra nhiều vấn đề khác không phải là không đáng lo ngại.
Kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng tốt trong những tháng qua nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Ảnh minh họa: H.P
Theo báo cáo gửi Quốc hội ngày 18-10, Chính phủ dự kiến phải vay 619.492 tỉ đồng trong năm 2022, tăng gần 105.200 tỉ đồng so với năm ngoái. Mức vay cho năm sau cũng được Chính phủ dự kiến là 644.515 tỉ đồng. Một tỷ lệ rất lớn khoản vay này là để trả nợ gốc và lãi.
Cùng ngày, Đoàn giám sát của Quốc hội cũng công bố báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021, trong đó nêu ra tình trạng lãng phí, chậm tiến độ nghiêm trọng tại các dự án đầu tư bệnh viện công, hàng trăm tỉ đồng thiết bị mua về để đắp chiếu.
Đây chỉ là một phần trong bức tranh chung về tình hình sử dụng vốn đầu tư công hoặc có nguồn gốc của Nhà nước. Danh sách các công trình, dự án chậm tiến độ, bị bỏ hoang, hoặc xây dựng xong nhưng không đưa vào khai thác được trải dài trên nhiều lĩnh vực, từ đường sá, cầu cống, bệnh viện, trường học cho đến bảo tàng, nhà hát, nhà văn hóa, nhà máy xử lý rác… Đó là chưa tính đến hàng loạt những dự án dở dang khác của doanh nghiệp nhà nước.
Bất kể vì lý do gì, ngày nào mà các công trình đầu tư kể trên chưa thể đưa vào khai thác thì nó chẳng những không giúp ích gì được cho nền kinh tế, cho xã hội, mà còn là gánh nặng nợ nần cho ngân sách quốc gia. Năm 2022, tổng số nợ mà Chính phủ trực tiếp phải trả là 294.300 tỉ đồng và con số này của năm sau cũng gần tương đương năm nay.
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng dựa vào gia tăng đầu tư nhiều hơn là nhờ tăng năng suất. Điều đáng lo ngại là để có được một đơn vị tăng trưởng thì số tiền phải bỏ ra để đầu tư ngày càng nhiều hơn. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy hệ số ICOR của cả nền kinh tế trong giai đoạn 2011-2015 là 6,25, nghĩa là phải bỏ ra 6,25 đồng để đầu tư mới tạo ra được 1 đồng tăng trưởng GDP.
Đến giai đoạn 2016-2021, hệ số này đã tăng lên tới 7,54. Hệ số ICOR tăng nhanh như vậy chủ yếu là do hiệu quả đầu tư từ phía Nhà nước suy giảm, trong đó “thủ phạm” chính là những dự án đầu tư kéo dài tiến độ, công trình xây dựng để bỏ hoang hay thiết bị mua về để “đắp chiếu”… Đầu tư để có tăng trưởng, nhưng hiệu quả đầu tư ngày càng kém đi như vậy thì tăng trưởng càng cao nợ nần sẽ càng lớn.
Những bất cập về cơ chế được cho là lý do chính dẫn đến tình trạng tiến độ đầu tư của nhiều dự án bị kéo dài, khiến cho hàng trăm ngàn tỉ đồng vốn bị mắc kẹt trong các công trình dở dang. Đây là nguyên nhân chủ quan.
Nếu Nhà nước không thể thiết lập được cơ chế quản trị đầu tư linh hoạt, mà cứ tiếp tục “chịu trận” với những trói buộc hành chính như lâu nay, thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước sẽ khó cải thiện.
Hiện nay nợ của của Chính phủ vẫn trong ngưỡng an toàn, nhưng với tình trạng sử dụng vốn đầu tư lãng phí như vậy thì liệu sẽ còn an toàn được trong bao lâu nữa!
Việc đầu tư nhà ở xã hội đang được nhiều doanh nghiệp hưởng ứng nhưng thủ tục pháp lý theo kiểu không biết “gà có trước hay trứng có trước”, cần điều chỉnh để có thể hoàn thành chiến lược 570.000 căn nhà ở xã hội (NƠXH) vào năm 2025.
Giới chuyên gia nhận định, mô hình chia nhỏ bất động sản không mới và đã áp dụng thành công trên thế giới nhằm thúc đẩy thanh khoản giao dịch bất động sản.
Văn phòng UBND TPHCM vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi về tiến độ thực hiện dự án thành phần 1, 2 thuộc dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 trên địa bàn thành phố.
Trong bối cảnh lãi suất ngân hàng tăng cao, các chủ đầu tư BĐS đang tích cực hỗ trợ người vay mua nhà bằng các chính sách đầu tư. Đây được xem là giải pháp nhằm kích thích tâm lý người mua nhà trong bối cảnh “khó chồng khó”.
Thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, kéo theo đó không ít doanh nghiệp lâm cảnh “kiệt sức” phải chấp nhận vay lãi cao, mạnh tay cắt giảm nhân sự.
Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu cho biết tại cuộc họp, Hiệp hội đã đề nghị xem xét có thể nới trần (room) tín dụng thêm khoảng từ 1-2% để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng 100.000 - 200.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho nền kinh tế.
Các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp địa ốc đang bị đẩy vào một giai đoạn đầy thách thức khi các kênh huy động vốn đều bị gián đoạn. Theo chuyên gia, các chủ đầu tư cần linh hoạt và chủ động trong việc tìm kiếm nguồn vốn thay thế.
Thanh tra Chính phủ vừa công bố văn bản kết quả thanh tra số 1919/TB-TTCP về việc quản lý, sử dụng đất và quản lý, đầu tư xây dựng; thanh tra dự án có dấu hiệu vi phạm trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong giai đoạn 1/1/2016 đến 31/12/2019.
Không còn tâm lý mạo hiểm chạy theo những cuộc đua bám sóng đầu cơ, dòng tiền giờ đây quay trở về các dự án bất động sản sở hữu giá trị thực, có tính an toàn cao và nhiều dư địa tăng trưởng.
Dự án tháp căn hộ cao cấp ICON40 vừa được giới thiệu ra thị trường đã nhanh chóng nhận sự chú ý của các nhà đầu tư và dự báo sẽ tạo nên sức hút trên thị bất động sản tại trung tâm mới Hùng Thắng (Hạ Long) thời điểm cuối năm 2022.
Hầu hết ở các dự án nhà ở, căn hộ 3 phòng ngủ với diện tích lớn luôn được tối ưu nhất về công năng sử dụng, thiết kế hợp lý, tận dụng tối đa ánh sáng và gió tự nhiên…
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.