Các nhà tuyển dụng lớn nhất Nhật Bản đồng ý tăng lương kỷ lục cho người lao động, BOJ thêm tự tin chấm dứt lãi suất âm
14:45 13/03/2024
Việc tăng lương nhấn mạnh xu hướng lạm phát và củng cố khả năng Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) bắt đầu tăng lãi suất.
Một loạt các công ty Nhật Bản, bao gồm Honda và Nippon Steel, đã đồng ý tăng lương cho người lao động ở mức cao nhất trong hơn ba thập kỷ. Động thái này nhấn mạnh xu hướng lạm phát và tiếp thêm tự tin để BOJ bắt đầu tăng lãi suất.
Trong bối cảnh chi phí sinh hoạt tăng cao và tình trạng thiếu lao động ngày càng trầm trọng, các liên đoàn lao động đã đàm phán về việc tăng lương. Quyết định mới này đánh dấu một cột mốc quan trọng ở quốc gia nơi mà tiền lương thực tế bị trì trệ kể từ cuối thập niên 1990.
Khi các cuộc đàm phán lương mùa xuân, hay còn gọi là shunto, kết thúc vào ngày 13/3, các nhà kinh tế kỳ vọng rằng các công ty lớn sẽ tăng lương bình quân cho công nhân thuộc liên đoàn của họ là 4%. Đây sẽ là mức tăng lớn nhất kể từ năm 1992.
Thực tế, Toyota cho biết họ đã hoàn toàn chấp nhận yêu cầu của liên đoàn lao động về việc tăng lương hàng tháng lên tới 28.440 Yên (193 USD). Đây là mức lớn nhất kể từ khi số liệu so sánh lần đầu tiên được đưa ra năm 1999.
Giám đốc nhân sự Takanori Azuma của Toyota, cho biết: “Chúng tôi muốn khắc phục tác động từ việc tăng giá”. Ông đồng thời cho biết mức tăng lương hàng tháng và các khoản tiền thưởng đang cao kỷ lục.
Trong khi đó, Nippon Steel đã đồng ý tăng lương cơ bản 11,8%, vượt quá yêu cầu của liên đoàn và là mức tăng lương hàng tháng lớn nhất kể từ năm 1979. Honda đã đồng ý tăng lương hàng năm 5,6%, cao nhất kể từ năm 1989.
NEC đã cho phép tăng lương cơ bản 4,3%, mức cao nhất kể từ năm 1998. Còn Mitsubishi Heavy Industries đồng ý tăng lương kỷ lục 8,3%, bao gồm lương cơ bản và lương theo thâm niên.
Yêu cầu tăng lương hàng năm của Liên đoàn lớn nhất Nhật Bản Rengo với phản hồi của các doanh nghiệp
Trong năm nay, các cuộc đàm phán về lương đã được các nhà đầu tư theo dõi sát sao, vì tăng trưởng tiền lương là yếu tố quan trọng để Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đủ tự tin đảo chiều chính sách tiền tệ siêu lỏng của mình. Mặc cho những dữ liệu kinh tế yếu gần đây, các nhà phân tích cho biết kết quả đàm phán lương sẽ cho phép ngân hàng trung ương chấm dứt chính sách lãi suất âm ngay trong tuần tới hoặc tháng 4.
Cuộc đàm phán năm ngoái cũng có mức tăng lương lớn. Nhưng các liên đoàn đã không đảm bảo việc tăng lương đủ để bù đắp cho lạm phát gia tăng. Trong khi đó, lợi ích không được chia đều cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nơi sử dụng khoảng 70% lực lượng lao động của Nhật Bản.
Akihiko Matsuura là chủ tịch UA Zensen, một trong những liên đoàn lớn nhất đất nước với hơn 1,8 triệu thành viên trong các lĩnh vực bán lẻ, thực phẩm, hóa chất và các lĩnh vực khác. Ông cho biết: “Thật khó để yêu cầu mức lương cao hơn khi giá cả không tăng. Chúng ta cần chấm dứt tình trạng trì trệ tiền lương kéo dài 30 năm”.
Mức lương thực tế của Nhật Bản (đỏ), lương danh nghĩa (xanh đậm) và CPI lõi (xanh nhạt)
Liên đoàn, đại diện chủ yếu cho người lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã kêu gọi tăng tổng lương 6%, bao gồm 4% lương cơ bản. Trước ngày 13/3, nhà bán lẻ Aeon đã đồng ý tăng lương theo giờ lên trung bình 7% cho khoảng 400.000 nhân viên bán thời gian của mình. Đây là một dấu hiệu cho thấy việc tăng lương đang lan rộng ra toàn xã hội.
Ông Matsuura cho biết: “Thử thách lớn hơn là vào năm tới, liệu các công ty có đáp ứng đầy đủ yêu cầu của liên đoàn, ngay cả khi giá cả không tăng nhiều hay không”. Năm ngoái, lạm phát ở mức 3,2% nhưng đã giảm xuống còn 2,2% trong tháng 1 năm nay, do chi phí năng lượng nhập khẩu giảm.
Nhưng ngay cả khi áp lực lạm phát giảm, các công ty vẫn có khả năng phải đối mặt với nhu cầu tăng lương, vì họ phải vật lộn để tìm kiếm những người lao động trẻ. Công nhân Nhật Bản hiếm khi xuống đường đòi tăng lương hoặc điều kiện làm việc tốt hơn. Nhưng một số cuộc đình công đã xảy ra trong năm nay, do các công ty không đáp ứng được yêu cầu của liên đoàn.
Katsuhiro Yasukochi, chủ tịch Hiệp hội Công nhân Kim loại, Máy móc và Sản xuất Nhật Bản, cho biết: “Tình trạng thiếu lao động sẽ không bao giờ được giải quyết. Chúng ta đã bước vào kỷ nguyên mà những người quản lý công ty nếu không thể tăng lương sẽ bị loại khỏi thị trường”.
Dù tài khoản TikTok có tới 152 triệu người theo dõi và từng kiếm được gần 30 triệu USD, nhưng cô gái này đang phải chuyển hướng hợp tác với Shopify trước thông tin ứng dụng đến từ Trung Quốc sắp bị cấm cửa.
Các ngân hàng Trung Quốc đang nỗ lực giải cứu tập đoàn bất động sản China Vanke sau khi Moody's hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của công ty xuống mức "rủi ro cao" vào đầu tuần.
Telegram hoạt động như một thỏi nam châm thu hút những kẻ phạm pháp, âm mưu tung tin sai lệch hay những nhân vật cực đoan muốn chạy trốn khỏi những nền tảng bị kiểm soát như Facebook, YouTube.
Trung Quốc sẽ xem xét bảo vệ pháp lý đối với những nhân viên phải làm việc trên mạng sau giờ làm, một hình thức “làm thêm giờ vô hình” mà tòa án tối cao nước này cho rằng cần phải được trả tiền.
The Body Shop nổi tiếng với các sản phẩm được quảng cáo là tự nhiên, bền vững nhưng chính điều này đã khiến họ lâm vào cảnh sụp đổ do tốn quá nhiều chi phí...
John Barnett, cựu nhân viên của Boeing đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về các vấn đề của tập đoàn, vừa được tìm thấy trong tình trạng đã chết, với dấu hiệu tự tử rõ ràng, giới chức bang Nam Carolina cho biết.
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.