Các doanh nghiệp phương Tây phải 'trả giá rất đắt' để quay lại Nga: Người bán sản tài sản với giá vỏn vẹn 3 triệu đồng, kẻ trở về với thị phần 1%
18 giờ trước
Dù thị trường Nga rất tiềm năng với các doanh nghiệp phương Tây, song việc quay trở lại là điều không hề dễ dàng.
Chính phủ Nga đã soạn thảo một khuôn khổ pháp lý mới nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp muốn đầu tư vào nước này. Tuy nhiên, một quan chức Điện Kremlin gần đây lại cho biết vẫn chưa có doanh nghiệp phương Tây nào bày tỏ ý định muốn quay lại.
Theo giới chuyên gia, hầu hết các doanh nghiệp sẽ không cân nhắc quay trở lại với Nga cho đến khi có một thoả thuận ngừng bắn lâu dài với Ukraine, vì không doanh nghiệp nào muốn phải rời đi một lần nữa.
Anatoly Aksakov, người đứng đầu ủy ban thị trường tài chính tại hạ viện Nga, cho biết, tất cả các nhà đầu tư mới muốn đến Nga sẽ nhận được điều kiện kinh doanh thuận lợi nhất. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đã rời đi và thanh lý tài sản với giá rẻ khi quay lại sẽ phải mua lại toàn bộ với giá thị trường.
Hồi tháng 3, Tổng thống Putin cũng nói rằng các doanh nghiệp phương Tây rời khỏi Nga sau khi mâu thuẫn Nga - Ukraine xảy ra sẽ không được mua lại tài sản với giá rẻ như khi họ bán, trong trường hợp họ muốn quay lại.
LG Electronics gần đây đã thử nghiệm tái khởi động nhà máy thiết bị gia dụng tại Nga, sau khi tạm ngừng vào năm 2022. Ngoài ra, công ty sản xuất đồ gia dụng và sưởi ấm Ariston Holding của Ý cũng có kế hoạch nối lại hoạt động sản xuất tại Nga, sau khi Moscow trao trả quyền kiểm soát tại đây cho họ.
Song, một số doanh nghiệp khác lại đối mặt với những vấn đề phức tạp hơn.
McDonald's - công ty mở cửa tại Nga từ năm 1990, được coi là biểu tượng hợp tác sau Chiến tranh Lạnh, đã bán toàn bộ tài sản tại Nga cho doanh nhân ngành khai khoáng Alexander Govor. Do đó, hãng đồ ăn nhanh này khó có thể quay trở lại.
McDonald's tại Nga sau đó đã đổi tên thành Vkusno i Tochka. Chuỗi đồ ăn nhanh với cái tên mới đã ghi nhận doanh thu tăng gấp đôi vào năm ngoái so với thời điểm trước khi xung đột ở Ukraine xảy ra lên 187 tỷ rúp (2,3 tỷ USD).
Trong khi đó, tài sản của một số công ty khác lại được bán lại cho Nga với giá gần như miễn phí. Hyundai đã bán tài sản cho một công ty Nga vốn kiểm soát 2 nhà máy của hãng này và Kia với giá 111 USD vào năm 2023, nhưng có quyền mua lại. Dù khoản phí "quay lại" chưa được công khai, nhưng ước tính Hyundai đã tốn hơn 219 triệu USD. Hiện tại, Hyundai Kia Automotive Group đang theo dõi thêm tình hình ở Nga để tiếp tục cân nhắc.
Moscow cũng cho phép thực hiện hình thức nhập hàng xách tay, sau khi một số công ty ngừng cung cấp sản phẩm chính hãng cho Nga. Theo đó, người dân Nga có thể tự do mua mọi thứ từ iPhone cho đến Coca-Cola với mức giá gần như tương đương với những nơi khác.
Với dân số 146 triệu người, Nga vẫn là thị trường hấp dẫn đối với các nhà sản xuất.
Về mặt lý thuyết, các công ty quốc tế vẫn ở lại có thể được hưởng lợi nhiều hơn Nga mở cửa trở lại. Nhà sản xuất sữa chua Pháp Danone SA và PepsiCo Inc. của Mỹ cho đến nay là 2 công ty lớn nhất trên thị trường sữa và các sản phẩm từ sữa của Nga.
Tuy nhiên, Danone đã phải bán tài sản ở Nga vào năm ngoái cho một thực thể khác với giá chiết khấu 56%. Công ty Pháp này đã báo lỗ 1,2 tỷ euro do thương vụ này. Các nhà máy ở Nga của Pepsi vẫn được duy trì, nhưng thị phần của thương hiệu này đã giảm từ 10% xuống chỉ còn 1% sau khi họ không thể bán hàng trực tiếp cho Nga.
Các ngân hàng quốc tế, có khoản đầu tư vào Nga là 119 tỷ USD vào năm 2021, cũng phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng. Vào tháng 1/2025, ông Putin đã cho phép Goldman Sachs bán công ty con tại Nga cho một thực thể trong khu vực. Tháng 4, Moscow cho phép ngân hàng này bán cổ phiếu mà họ sở hữu tại các công ty sản xuất năng lượng lớn nhất và các công ty khác của Nga trong một thỏa thuận trị giá khoảng 87 triệu USD.
Vào năm 2021, công ty con tại Nga của Raiffeisen Bank International AG là nhà cho vay nước ngoài lớn nhất của quốc gia này. Ngân hàng Áo này đã không tìm được người mua và phải liên tục chịu áp từ Mỹ và EU để đóng cửa hoạt động nhưng chưa được Nga chấp thuận. Nguồn tin thân cận tiết lộ, việc Nga mở cửa trở lại là cơ hội để Raiffeisen có thể nhanh chóng thanh lý tài sản.
Sau khi hơn 80% sau cuộc xung đột, doanh số bán ô tô của Nga đã hồi phục hoàn toàn. Dẫu vậy, quay trở lại là việc không dễ dàng.
Nhà sản xuất ô tô lớn nhất Nga, AvtoVAZ, cho biết công ty mẹ của họ là Renault sẽ phải bồi thường ít nhất 112 tỷ USD các khoản đầu tư đã thực hiện kể từ khi rời Nga nếu muốn lấy lại tài sản ở nước này. Mercedes-Benz, Nissan và Hyundai cũng phải đối mặt với rủi ro tương tự.
Sau 3 năm “vắng bóng”, thị phần của các doanh nghiệp phương Tây đã bị thế chỗ bởi Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ. Bởi vậy, việc quay trở lại sẽ là điều không dễ dàng.
Theo Charles Hecker, tác giả của cuốn Zero Sum, nói về việc các doanh nghiệp phương Tây đến với Nga thời kỳ hậu Xô Viết, hiện tại không có công ty nào có thể kiếm được nhiều tiền ở Nga so với những thập kỷ trước.
Hiện tại, các cuộc đàm phán liên quan đến thoả thuận ngừng bắn diễn ra rất chậm chạp. Hơn nữa, việc kết nối lại một trong những ngân hàng lớn nhất Nga với hệ thống SWIFT cũng chưa có tiến triển.
Ngay cả khi thoả thuận ngừng bắn được các bên thống nhất, thì các doanh nghiệp quay trở lại Nga vẫn phải đối mặt với nhiều trở ngại về chính trị và kinh tế. Các doanh nghiệp rời khỏi Nga thường phải bán tài sản với giá trị thấp, trong khi Điện Kremlin sẽ nắm quyền kiểm soát một số thực thể và bán lại cho các chủ sở hữu mới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Ý Giorgia Meloni đã bày tỏ sự lạc quan về một thỏa thuận thuế quan tiềm năng giữa hai nước trong cuộc gặp tại Nhà Trắng.
Nhà từ thiện tỷ phú Melinda French Gates, vợ cũ của tỷ phú Bill Gates, có sở thích lưu giữ lời khuyên để phòng khi cảm thấy không chắc chắn. Và câu nói của Warren Buffett đã giúp ích cho công việc của bà.
Nếu muốn biết tại sao những chiếc xe tiên tiến nhất về công nghệ đang được sản xuất tại Trung Quốc thay vì Mỹ hoặc Châu Âu, thì có hai con số mô tả tốc độ đổi mới chóng mặt ở đó.
Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ từ bỏ nỗ lực làm trung gian cho thỏa thuận hòa bình Nga - Ukraine trong vài ngày tới, trừ khi có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy có thể đạt được thỏa thuận, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết ngày 18/4.
Theo Deutsche Bank AG, nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đã giảm bớt lượng trái phiếu Chính phủ Mỹ trong danh mục và chuyển hướng sang trái phiếu châu Âu, giữa bối cảnh các biện pháp áp thuế của Tổng thống Donald Trump đang khiến dòng vốn rút khỏi tài sản Mỹ.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC – Mã: VDS) vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý I, ghi nhận kết quả kinh doanh lao dốc cả về doanh thu và lợi nhuận. Đây được xem là quý kinh doanh khó khăn trong...
Sáng 19/4, tại hội thảo "Lựa chọn doanh nghiệp tốt", Chủ tịch FiinGroup Nguyễn Quang Thuân chia sẻ cách xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả dựa trên bộ tiêu chí lọc cổ phiếu, giúp nhà đầu tư cá nhân tiệm cận tư duy của tổ chức lớn.
Thời điểm Vingroup khởi công dự án diễn ra trong bối cảnh TP. HCM chuẩn bị hợp nhất hành chính với các tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, trở thành siêu đô thị có GRDP ước đạt 114,3 tỷ USD.
TPBank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%, đồng thời tăng vốn điều lệ lên hơn 27.740 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.
(ĐTCK) Sau tuần phục hồi, thị trường đã chuyển qua trạng giằng co và điều chỉnh nhẹ. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường trong tuần qua.
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại đã có tuần giao dịch sôi động và bán ròng hơn 5.200 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với tuần trước, với tâm điểm là một cổ phiếu lớn bị bán ròng tới gần 4.500 tỷ đồng.
Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ diện tích 2.870 ha do Tập đoàn Vingroup đầu tư sẽ có tòa tháp cao 108 tầng, safari, công viên chủ đề, khu biệt thự hạng sang, các toà căn hộ cao cấp...
Ông Trần Minh Đạt, người từ Ngân hàng Quân đội (MB), sẽ đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT của MIC sau khi ông Uông Đông Hưng từ nhiệm.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.