Các 'đại gia' dầu mỏ ở vùng Vịnh gom dầu và nhiên liệu giá rẻ của Nga
23:20 18/04/2023
Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) tích cực gom dầu thô và nhiên liệu giá rẻ của Nga để sử dụng trong nước. Bằng cách này, họ có thể đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ tự sản xuất với giá thị trường để tăng lợi nhuận.
Kho cảng Fujairah, trung tâm lưu trữ và thương mại dầu mỏ của UAE. Hơn 10% dầu thô lưu trữ ở đây đến từ Nga. Ảnh: Diyaruna
Kể từ khi phương Tây giáng đòn trừng phạt kinh tế nhằm vào Moscow sau cuộc xung đột với Ukraine, Nga đã mất nhiều khách hàng năng lượng lâu đời ở châu Âu. Tình cảnh đó thúc đẩy Nga tăng xuất khẩu dầu thô và chế phẩm dầu mỏ sang các thị trường như Ấn Độ và Trung Quốc, nơi các công ty lọc dầu đang cần dầu giá rẻ để cải thiện lợi nhuận. Không chỉ vậy, các công ty nhà nước ở Saudi Arabia và UAE, hai nhà sản xuất dầu hàng đầu ở vùng Vịnh Ba Tư, cũng chạy đua mua dầu thô và nhiên liệu với giá chiết khấu sâu của Nga, theo các nhà phân tích và giám đốc điều hành của ngành dầu mỏ.
Hai quốc gia vùng Vịnh này sử dụng các sản phẩm dầu giảm giá của Nga cho nhu cầu nội địa, đồng thời xuất khẩu các thùng dầu của chính họ theo giá thị trường, giúp tăng lợi nhuận.
Các quốc gia vùng Vịnh, đặc biệt là UAE, đã trở thành trung tâm lưu trữ và giao dịch quan trọng đối với các sản phẩm năng lượng của Nga, vốn không thể vận chuyển dễ dàng trên toàn cầu do lệnh trừng phạt của phương Tây.
Xuất khẩu dầu thô và nhiên liệu của Nga sang UAE tăng hơn ba lần, lên mức kỷ lục 60 triệu thùng vào năm ngoái, theo nhà cung cấp dữ liệu hàng hóa Kpler. Ngược lại, xuất khẩu dầu của Nga sang Singapore, một trung tâm thương mại dầu mỏ lớn khác ở châu Á, chỉ tăng 13%, lên 26 triệu thùng trong cùng kỳ.
Theo Argus Media, nhà cung cấp dữ liệu thị trường dầu mỏ, Nga hiện chiếm hơn 10% số thùng dầu được lưu trữ tại Fujairah, trung tâm lưu trữ dầu chính của UAE.
Nga đang xuất khẩu dầu và nhiên liệu trung bình 100.000 thùng/ngày đến Saudi Arabia, tương đương với hơn 36 triệu thùng mỗi năm. Trước cuộc xung đột Nga-Ukraine, con số đó rất nhỏ.
Hoạt động buôn bán các sản phẩm dầu mỏ và nhiên liệu giữa Nga và Saudi Arabia thu hút sự chú ý của các quan chức Mỹ, những người cho rằng điều đó làm suy yếu nỗ lực của phương Tây nhằm thắt chặt doanh thu xuất khẩu năng lượng của Điện Kremlin.
Hồi tháng 2, Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Brian Nelson đã thăm Trung Đông để cố gắng thuyết phục Saudi Arabia, UAE và Thổ Nhĩ Kỳ thực thi các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga.
Nhưng các nhà phân tích cho biết hiện nay chưa có dấu hiệu nào cho thấy các nước vùng Vịnh cắt giảm nhập khẩu dầu và nhiên liệu của Nga.
Saudi Arabia đang theo đuổi chính sách năng lượng ưu tiên lợi ích dân tộc hơn các mối lo ngại của đồng minh an ninh Mỹ. Hồi đầu tháng này, liên minh OPEC+, dưới sự dẫn dắt của Saudi Arabia, quyết định cắt giảm sản lượng dầu hơn 1,1 triệu thùng/ngày bất chấp sự phản đối của Washington.
Dù có quan hệ đối tác an ninh lâu đời với Mỹ, UAE giữ lập trường trung lập trong cuộc xung đột Nga-Ukraine. Sau khi chiến tranh nổ ra, thành phố Dubai của UAE trở thành một trung tâm quốc tế thu hút dòng vốn “lánh nạn” của nhiều công ty và cá nhân giàu có của Nga.
Năm ngoái, Sovcomflot, công ty điều hành đội tàu chở dầu lớn nhất của Nga, chuyển hoạt động từ thành phố St. Petersburg (Nga) và Cộng hòa Cyprus sang Dubai.
UAE cũng trở thành trung tâm lưu trữ và tái xuất các sản phẩm dầu của Nga. Các công ty tư nhân vận chuyển các lô hàng dầu và nhiên liệu của Nga đến UAE, sau đó, xuất khẩu sang Pakistan, Sri Lanka hoặc Đông Phi. Một số công ty nhà nước của UAE cũng tranh thủ mua các lô hàng dầu thô và nhiên liệu giá rẻ của Nga. Kể từ tháng 12 năm ngoái, Tập đoàn dầu mỏ quốc gia ENOC của UAE đã mua năm lô hàng xăng của Nga.
Tuy nhiên, thương mại dầu mỏ được xem là khía cạnh nhạy cảm nhất trong mối quan hệ song phương UAE-Nga.
Do cơ chế giá trần và các biện pháp trừng phạt khác, dầu thô Urals hàng đầu của Nga thường giao dịch ở mức chiết khấu hơn 30% so với giá dầu Brent chuẩn quốc tế trong những tháng gần đây.
Các nước vùng Vịnh Ba Tư cũng đang đẩy mạnh nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ tinh chế như naphtha, dầu đốt lò (fuel oil) và dầu diesel của Nga. Theo Elshan Aliyev, nhà phân tích của Argus, nguồn cung các sản phẩm này rất dồi dạo ở vùng Vịnh, vì vậy, lý do duy nhất để nhập khẩu từ Nga là tận dụng mức giá rẻ hơn.
Ông cho biết naphtha và dầu diesel của Nga lần lượt bán thấp hơn 60 đô la và 25 đô la mỗi tấn so với sản phẩm tương đương được sản xuất ở vùng Vịnh Ba Tư.
Dữ liệu của Kpler cho thấy trong năm qua, Saudi Arabia đã tăng tốc xuất khẩu dầu diesel sang Pháp và Ý, hai nước trước đây chủ yếu dựa vào dầu diesel nhập khẩu từ Nga.
Viktor Katona, nhà phân tích của Kpler, cho biết Moscow đang đáp ứng phần lớn nhu cầu diesel nội địa của Saudi Arabia, giúp nước này dành phần lớn dầu diesel tự sản xuất để bán sang các thị trường khác. Tháng trước, tập đoàn dầu khí quốc gia Saudi Aramco của Saudi Arabia, báo cáo lợi nhuận kỷ lục là 161 tỉ đô la trong năm 2022. Riêng lợi nhuận từ đơn vị lọc dầu của Saudi Aramco tăng 27%.
(ĐTCK) Tổng Cục Thống kê Trung Quốc ngày hôm nay (18/4) công bố mức tăng trưởng GDP quý I của nước này đạt 4,5%, cao hơn con số dự báo của giới chuyên gia là 4%. Đây cũng là tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ quý I/2022.
Cùng với kết quả kinh doanh khởi sắc, nợ phải trả tại thời điểm 31/3/2023 của Thuỷ điện A Vương (AVC (HN:AVC)) giảm mạnh 53,7% về mức 61,8 tỷ đồng. CTCP Thuỷ điện A Vương (UPCoM: AVC) ngày 17/4 vừa...
Investing.com – Ba ngân hàng lớn tại Mỹ: Charles Schwab (NYSE:SCHW), State Street (NYSE:STT) và M&T đã chứng kiến dòng tiền bị rút ra khoảng 60 tỷ USD tiền gửi trong quý I trong bối cảnh khách hàng tiếp tục tìm kiếm nơi trả lãi suất cao hơn.
(ĐTCK) Thế giới đang cần nhiều khoản đầu tư xanh hơn bao giờ hết nếu chúng ta muốn đạt được mục tiêu cân bằng phát thải vào năm 2050, nhưng hiện có nhiều yếu tố khiến các dự án bền vững khó tìm được nguồn tài trợ vốn hơn.
Đến ngày 31/3/2023, lỗ lũy kế của CPA đã tăng lên mức 166,5 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu giảm về dưới 70 tỷ. CTCP Cà phê Phước An (Mã CPA - UPCoM) công bố kết quả kinh doanh quý 1/2023 với doanh thu gấp...
Nhiều doanh nghiệp bên ngoài nước Mỹ có khả năng sinh lời tương tự và một mức giá rẻ hơn nhiều so với cổ phiếu tại Mỹ. Các nhà đầu tư như Warren Buffett đang tìm kiếm món hời tại những thị trường này.
Phiên sáng nay (18/4), bộ đôi VHM (HM:VHM) - VRE cùng nhau tăng nhẹ lên mức 50.800 đồng/cp và 28.350 đồng/cp. Vincom CenterNgày 26/4 tới đây, CTCP Vincom Retail (HOSE: HM:VRE) sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023...
Năm 2023 Kinh Bắc City (HM:KBC) không những kỳ vọng lợi nhuận tăng đột biến lên 4.000 tỷ đồng, mà kế hoạch doanh thu cũng gấp 9 lần lên 9.000 tỷ đồng. Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP...
Theo Ambar Warrick- Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á giao dịch trong phạm vi từ phẳng đến thấp vào thứ Ba do lo ngại về việc tăng lãi suất của Mỹ phần lớn bù đắp cho sự lạc quan về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc mạnh hơn dự kiến.
Theo đánh giá của ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT OCB, thuế quan đối ứng của Mỹ ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu, không thể dự đoán được. Phía ngân hàng nhìn nhận thị trường nói chung một cách thận trọng nhưng không bi quan.
(ĐTCK) Ảnh hưởng tâm lý từ thị trường bên ngoài, các nhà đầu tư đã vội vàng bán giá thấp ngay khi mở cửa, nhưng may mắn là mốc điểm hỗ trợ mạnh 1.200 điểm vẫn đang cho thấy độ tin cậy cao khi nhanh chóng bật hồi trở lại.
Động thái mới của chính quyền ông Trump vừa là cú hích cho các nhà sản xuất năng lượng mặt trời tại Mỹ nhưng cũng là rủi ro cho họ vì nhiều doanh nghiệp đã quen phụ thuộc vào nguồn cung giá rẻ từ nước ngoài.
Theo bà Phạm Minh Hương, năm 2025 sẽ là năm tương đối thách thức với hoạt động đầu tư tài chính khi mặt bằng lãi suất giảm, dự kiến doanh thu tài chính và lợi nhuận trước thuế sẽ giảm so với năm trước.
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) vừa công bố danh mục thành phần của chỉ số VNDiamond trong tháng 4, với những thay đổi có hiệu lực từ ngày 28/4.
Theo kế hoạch kinh doanh 2025, doanh thu và lợi nhuận của Hodeco chủ yếu từ việc bán toàn bộ cổ phần còn lại tại CTCP Đầu tư Xây dựng Giải trí Đại Dương Vũng Tàu, chủ đầu tư Khu du lịch Đại Dương (Antares).
Ấn Độ, nước sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới, hôm 21/4 đã áp thuế tạm thời 12% đối với thép nhập khẩu trong một nỗ lực kiềm chế sự xâm nhập ồ ạt của thép nhập khẩu giá rẻ, Reuters đưa tin.
Thị trường chứng khoán sụt giảm mở ra cơ hội đầu tư trung và dài hạn
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.