Buồn của nền kinh tế số 1 châu Âu: Chìm trong suy thoái 2 năm liên tiếp khi chính trường rối ren và mất nguồn cung khí đốt giá rẻ từ Nga
07:11 16/01/2025
Đức rơi vào suy thoái 2 năm liên tiếp trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang gặp nhiều lực cản.
Theo số liệu của Cục Thống kê Liên bang Đức, GDP nước này giảm 0,2% trong năm ngoái và giảm 0,1% trong quý IV. Đây chỉ là số liệu sơ bộ và vẫn có rủi ro được điều chỉnh giảm.
Ruth Brand, chủ tịch Cục Thống kê Liên bang Đức, cho biết tại cuộc họp báo công bố dữ liệu: “Những gánh nặng mang tính chu kỳ và cấu trúc đã cản trở đà tăng trưởng của nền kinh tế trong năm 2024.”
Ông Brand cũng chỉ ra thêm, sự cạnh tranh ngày càng lớn từ các quốc gia khác, chi phí năng lượng tăng cao sau khi hạn chế nhập khẩu từ Nga, lãi suất ở mức cao và triển vọng kinh tế không chắc chắn đều ảnh hưởng đến diễn biến của nền kinh tế.
Trong năm 2023, kinh tế Đức suy giảm 0,3% và lần gần đây nhất GDP Đức giảm 2 năm liên tiếp là vào đầu những năm 2000. Timo Wollmershaeuser, giám đốc dự báo tại tổ chức nghiên cứu Ifo, nhận định rằng Đức cũng đang tụt hậu đáng kể so với các nước trong eurozone và trải qua giai đoạn trì trệ dài nhất trong lịch sử hậu chiến.
Từ cường quốc kinh tế của châu Âu, Đức nay tăng trưởng chậm chạp hơn nhiều so với các nước lớn khác trong EU và là nền kinh tế lớn duy nhất được dự báo suy thoái vào năm ngoái. Những bất đồng về việc tìm ra cách thúc đẩy nền kinh tế lớn nhất châu Âu chính là yếu tố dẫn đến sự sụp đổ của liên minh 3 đảng của Thủ thướng Olaf Scholz vào năm ngoái. Hiện tại, tăng trưởng kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của các cử tri nước này.
Là nền kinh tế định hướng xuất khẩu, Đức đang chịu tác động lớn từ tình trạng nhu cầu và sự cạnh tranh toàn cầu yếu đi, đặc biệt là từ Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu của nước này giảm 0,8% vào năm 2024 so với năm trước đó.
Nhà kinh tế Jens-Oliver Niklasch của ngân hàng thương mại LBBW, cho biết tình hình xuất khẩu có thể còn ảm đạm hơn nữa sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức vì ông đe doạ sẽ áp thuế quan toàn diện. Theo ông, Đức sẽ tiếp tục suy thoái trong năm 2025.
Tuy nhiên, yếu tố tích cực là chi tiêu của người tiêu dùng đã tăng 0,3% trong năm ngoái nhờ lạm phát hạ nhiệt và tiền lương tăng. Ngoài ra, chính phủ Đức ghi nhận mức thâm hụt ngân sách là 113 tỷ euro (116,44 tỷ USD), tăng khoảng 5,5 tỷ euro so với năm 2023, tương đương 2,6% GDP.
Một số nhà phân tích đưa ra nhận định không mấy tích cực về mức sụt giảm trong quý IV/2024. Nếu quý I/2025, GDP Đức lại giảm thì nền kinh tế “đầu tàu” châu Âu lại suy thoái.
Nhà kinh tế trưởng Joerg Kraemer của Commerzbank cho biết: "Hy vọng về mức tăng nhẹ trong quý IV đã biến mất và không có dấu hiệu nào cho thấy sự cải thiện trong quý đầu tiên".
Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất 3-4 lần trong năm nay, song Kraemer đặt câu hỏi rằng liệu động thái này có hiệu quả đối với các doanh nghiệp Đức hay không cho đến khi chính sách kinh tế được tái khởi động sau cuộc bầu cử ngày 23/2.
Bộ Kinh tế Đức cho biết trong báo cáo công bố ngày 15/1 rằng Đức chỉ có thể kỳ vọng vào sự hồi phục của nền kinh tế khi triển vọng kinh tế, tài chính và địa chính trị được cải thiện rõ ràng.
Franziska Palmas, chuyên gia kinh tế cấp cao về châu Âu tại Capital Economics nhận định, sự phục hồi nhẹ đối với thu nhập hộ gia đình thực tế và lãi suất giảm có thể thúc đẩy phần nào tiêu dùng và đầu tư xây dựng. Song, bà cho biết những vấn đề như giá năng lượng cao và nhu cầu yếu đối với các mặt hàng công nghiệp quan trọng của Đức như ô tô và máy móc vẫn đang diễn ra.
Cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều vọt tăng đáng kể sau báo cáo lạm phát ôn hòa hơn so với kỳ vọng. Ngoài ra, kết quả kinh doanh tích cực của hàng loạt ngân hàng lớn cũng hỗ trợ cho tâm lý thị trường.
Mùa “Xuân vận” 2025 tại Trung Quốc chính thức khởi động vào ngày hôm qua (14/1). Cuộc di chuyển lớn nhất thế giới của người dân nước này với khoảng 9 tỷ lượt người bắt đầu.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI đã hướng lên sau khi xuống vùng quá bán, trong khi chỉ báo MACD chuyển sang đi ngang củng cố cho sự hiện hữu của lực cầu. Cùng với đó chỉ báo CMF cũng hướng...
(ĐTCK) Phiên giao dịch sóng gió của thị trường, khi tín hiệu xấu xuất hiện ngay khi mở cửa và kéo dài cho đến gần cuối phiên khiến VN-Index có lúc giảm tới 70 điểm. Nhưng dòng tiền bắt đáy đã lên...
Mỹ vừa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam và 3 quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam chịu mức thuế lên tới...
Theo đánh giá của ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT OCB, thuế quan đối ứng của Mỹ ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu, không thể dự đoán được. Phía ngân hàng nhìn nhận thị trường nói chung một cách thận trọng nhưng không bi quan.
(ĐTCK) Trong khi nhiều nhà đầu tư vào chứng chỉ quỹ hoang mang, tìm cách “cắt lỗ” thì các nhà quản lỹ quỹ cho biết đã tận dụng nhịp giảm sốc của thị trường chứng khoán vừa qua để “bắt đáy” các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt.
(ĐTCK) Ảnh hưởng tâm lý từ thị trường bên ngoài, các nhà đầu tư đã vội vàng bán giá thấp ngay khi mở cửa, nhưng may mắn là mốc điểm hỗ trợ mạnh 1.200 điểm vẫn đang cho thấy độ tin cậy cao khi nhanh chóng bật hồi trở lại.
Động thái mới của chính quyền ông Trump vừa là cú hích cho các nhà sản xuất năng lượng mặt trời tại Mỹ nhưng cũng là rủi ro cho họ vì nhiều doanh nghiệp đã quen phụ thuộc vào nguồn cung giá rẻ từ nước ngoài.
Theo bà Phạm Minh Hương, năm 2025 sẽ là năm tương đối thách thức với hoạt động đầu tư tài chính khi mặt bằng lãi suất giảm, dự kiến doanh thu tài chính và lợi nhuận trước thuế sẽ giảm so với năm trước.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.