Bức tranh trái ngược của các nước châu Âu sau 20 năm gia nhập EU
15:40 23/05/2024
20 năm gia nhập EU của 10 nước châu Âu cho thấy những bức tranh trái ngược. Quá trình hội nhập này khiến dân số của các nước vùng Baltic suy giảm mạnh.
Tòa nhà Ủy ban châu Âu (EC) tại Brussels, Bỉ ngày 15/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Theo truyền thông Latvia, trong quý đầu tiên của năm 2024, số người chết ở Latvia cao gấp đôi số người sinh ra. Số lượng các cuộc kết hôn giảm 28,9%. Những con số này không có gì đáng ngạc nhiên khi xét tới những vấn đề kinh tế của Latvia: Số lượng việc làm đang giảm, giá thực phẩm, nhà ở và dịch vụ đang leo thang. Vsevolod Shimov, cố vấn của Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu vùng Baltic của Nga, đã phân tích tình hình các nước Baltic liên quan đến vấn đề này sau 20 năm gia nhập EU.
Kết quả khác nhau của quá trình hội nhập châu Âu
Tháng 5 năm nay đánh dấu 20 năm kể từ sự mở rộng lớn nhất của EU sang phía Đông. Năm 2004, EU đã chính thức kết nạp thêm 10 thành viên mới là CH Síp, CH Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Ba Lan, Slovakia, Slovenia. Trong số 10 quốc gia này, những nước vùng Baltic đã trở thành thành viên EU với sự hưng phấn và kỳ vọng lạc quan của đông đảo người dân. Hai thập kỷ sau, rõ ràng là thực tế khác xa với những hy vọng "màu hồng" đó.
Có lẽ sự hội nhập châu Âu thành công nhất là với Slovenia và CH Séc. Hai quốc gia nhỏ nhưng công nghiệp hóa này, với nền kinh tế có lịch sử gắn bó chặt chẽ với Áo và Đức, đã trải qua một giai đoạn chuyển tiếp khá suôn sẻ sau sự sụp đổ của Liên Xô. Họ hội nhập nhanh vào nền kinh tế châu Âu nhưng vẫn duy trì được thế mạnh riêng.
Ba Lan cũng hội nhập tốt so với bối cảnh chung dựa vào nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ theo tiêu chuẩn EU. Do đó, nước này thu hút được một số lượng lớn các cơ sở sản xuất ở châu Âu. Ba Lan đã trở thành một xưởng lắp ráp của EU. Một điều rõ ràng là “phép màu Ba Lan” là nhờ những khoản trợ cấp hào phóng của EU.
Dân số vùng Baltic giảm mạnh
Trong bối cảnh đó, thành quả của các quốc gia vùng Baltic có vẻ không mấy ấn tượng. Tuy nhiên, chính quyền ở các nước này đang tự tin đưa ra một bức tranh tốt về mọi việc.
Vấn đề trong quá trình hội nhập châu Âu đối với các nước vùng Baltic là họ có sự chuẩn bị hạn chế hơn nhiều cho quá trình này so với các nước khác. Trong lịch sử, các quốc gia vùng Baltic ít kết nối với châu Âu hơn Ba Lan. Toàn bộ cơ sở hạ tầng của các quốc gia này được xây dựng từ thời Đế chế Nga và Liên Xô, tập trung chủ yếu vào kết nối với phương Đông.
Trong khi đó, họ không có một ngành công nghiệp cạnh tranh phát triển nào có thể được các nhà đầu tư châu Âu quan tâm, như ở CH Séc hay Slovenia, và cũng không có một lượng lớn lao động giá rẻ có thể được sử dụng cho một cuộc công nghiệp hóa mới, như ở Ba Lan. Đồng thời, các nước vùng Baltic đã ngưng sản xuất và hạn chế hợp tác trong khuôn khổ Liên Xô cũ, từ những năm 1990, vì cho rằng điều này kéo họ trở lại “quá khứ thời Xô Viết”.
Suy giảm kinh tế mạnh đã dẫn đến tình trạng di cư lao động, tình trạng này càng gia tăng sau khi gia nhập EU. Kết quả là, năm 1991, dân số Litva là 3,7 triệu người, năm 2004 (năm gia nhập EU) - 3,4 triệu, thì đến năm 2023 chỉ còn 2,8 triệu (giảm 25%). Cùng giai đoạn, Latvia là 2,7 - 2,3 và 1,8 triệu (giảm 33%); Estonia: 1,7 - 1,37 và 1,36 triệu (giảm 20%).
Ở Estonia và Latvia, nơi có đông đảo người Nga thiểu số sinh sống, tỷ lệ này giảm nhanh hơn đáng kể. Nhưng cả chính quyền ở các nước Baltic và nhiều nhà quan sát bên ngoài đều không coi những gì đang xảy ra là một thảm họa. Hơn nữa, có những người ủng hộ “mô hình Baltic” này.
Điều đó là do quy mô và dân số nhỏ hóa ra lại là một lợi thế cho các nước vùng Baltic. Sau khi loại bỏ ngành công nghiệp của Liên Xô và dân số “dư thừa”, các nước vùng Baltic được tiếp cận với các khoản trợ cấp của EU và nguồn vốn tương đối nhỏ đó cũng đủ để duy trì vẻ ngoài của một “trật tự châu Âu” ở vùng Baltic.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện rằng sẵn sàng thảo luận với Ukraine về khả năng sử dụng vũ khí Mỹ để tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
Ông David Solomon, CEO gã khổng lồ ngân hàng Goldman Sachs, dự kiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ không giảm lãi suất trong năm 2024 trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng tốt nhờ chi tiêu chính phủ.
Ít ai biết rằng từ năm 2017, CEO Satya Nadella đã tuyên bố tập trung đầu tư cho AI, máy tính lượng tử và vũ trụ ảo. Thế nhưng trong khi 2 mảng còn lại thất bại với hàng tỷ USD đầu tư thì sự thành...
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã phục hồi rõ rệt kể từ tháng 2 nhờ vào các biện pháp hỗ trợ kinh tế của chính phủ. Đối tượng mua cổ phiếu Trung Quốc chủ yếu là nhà đầu tư đại lục, còn các nhà đầu tư ngoại vẫn chưa nhảy vào.
Tyler Loudon nghe lén các cuộc gọi của vợ về thương vụ mua bán và sáp nhập của BP trong thời gian hai người làm việc tại nhà vì COVID-19. Kết cục, Loudon bị kết án tù còn vợ bị sa thải.
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Chiều 21/4, giá USD giảm mạnh so với hàng loạt đồng tiền lớn, do nhà đầu tư lo ngại khi Tổng thống Mỹ liên tiếp công kích chủ tịch Fed.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.