• CIM 11.19 0.06(0.5%)
  • VNI 1189.07 18(1.49%)
  • BTC 88263.84 747.61(0.85%)
  • GOLD 3481.320 57.570(1.68%)
  • WTI 62.82 0.19(0.30%)
  • EUR/USD 1.15295 0.00161(0.14%)
  • EUR/GBP 0.86014 0.00009(0.01%)
  • USD/CHF 0.80796 0.00089(0.11%)
  • USD/JPY 140.159 0.700(0.5%)
  • USD/CAD 1.38037 0.00345(0.25%)
  • GBP/USD 1.34028 0.00241(0.18%)
  • CAD/CHF 0.58518 0.00123(0.21%)
  • AUD/USD 0.64303 0.00212(0.33%)
  • NZD/USD 0.60182 0.00193(0.32%)
  • CIM 11.19 0.06(0.5%)
  • VNI 1189.07 18(1.49%)
  • BTC 88263.84 747.61(0.85%)
  • GOLD 3481.320 57.570(1.68%)
  • WTI 62.82 0.19(0.30%)
  • EUR/USD 1.15295 0.00161(0.14%)
  • EUR/GBP 0.86014 0.00009(0.01%)
  • USD/CHF 0.80796 0.00089(0.11%)
  • USD/JPY 140.159 0.700(0.5%)
  • USD/CAD 1.38037 0.00345(0.25%)
  • GBP/USD 1.34028 0.00241(0.18%)
  • CAD/CHF 0.58518 0.00123(0.21%)
  • AUD/USD 0.64303 0.00212(0.33%)
  • NZD/USD 0.60182 0.00193(0.32%)

BRICS 2024: Tuyên bố 43 trang, sự góp mặt của lãnh đạo nước thành viên NATO và khái niệm thế giới đa cực

09:47 28/10/2024

BRICS đang trở thành động lực chính của nền kinh tế thế giới.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng đã được tổ chức tại Kazan, Liên bang Nga từ 22 - 24/10/2024 với khẩu hiệu “Tăng cường chủ nghĩa đa phương vì sự phát triển và an ninh toàn cầu”.

Tham dự hội nghị có 35 phái đoàn, trong đó có 24 đoàn cấp nguyên thủ quốc gia, thủ tướng chính phủ và người đứng đầu 6 tổ chức quốc tế, với sự góp mặt của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres. Đây là hội nghị thượng đỉnh lần thứ 16 và là tập hợp lớn nhất, cấp cao nhất của các nhà lãnh đạo thế giới tại Nga trong nhiều thập kỷ qua.

Đáng lưu ý, ngoài lãnh đạo các nước thành viên BRICS, lãnh đạo cấp cao của hàng chục nước Á, Phi, Mỹ Latin quan tâm gia nhập tổ chức này, đặc biệt Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, một thành viên của Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng tham dự.

Tuyên bố 43 trang của BRICS 2024

Ngày 23/10/2024, những người tham gia hội nghị thượng đỉnh BRICS 16 tại Kazan đã thông qua Tuyên bố cuối cùng 43 trang gồm 134 điểm. Tuyên bố này sẽ được đệ trình và lưu hành tại Liên Hợp Quốc (LHQ).

Một trong những kết quả nổi bật của hội nghị thượng đỉnh là tái khẳng định cam kết xây dựng một thế giới đa cực, dựa trên nguyên tắc hợp tác bình đẳng, cùng có lợi giữa các quốc gia, không chấp nhận các biện pháp trừng phạt bất hợp pháp và các biện pháp bất hợp pháp khác ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, cũng như cam kết giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng hoà bình, hòa giải, đối thoại và tham vấn toàn diện.

Đề cập đến các vấn đề cụ thể hiện nay, Tuyên bố Kazan bày tỏ lo ngại về tình trạng leo thang xung đột ở Trung Đông, kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Dải Gaza và thả tất cả các con tin cùng những người đang bị giam giữ bất hợp pháp.

Tuyên bố cũng lên án các cuộc tấn công của Israel nhằm vào các cơ quan viện trợ nhân đạo, các nhân viên LHQ đang làm việc trong các khu vực xung đột ở Dải Gaza và lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng. Lãnh đạo các nước BRICS tái khẳng định ủng hộ Nhà nước Palestine gia nhập LHQ với tư cách thành viên chính thức, cam kết đối với giải pháp hai nhà nước, thành lập một Nhà nước Palestine độc lập, có chủ quyền bên trong đường biên giới tháng 6/1967, với Đông Jerusalem là thủ đô, bên cạnh Nhà nước Israel. Ngày 10/5/2024, tất cả các thành viên BRICS đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết về vấn đề này của Đại hội đồng LHQ.

BRICS 2024: Tuyên bố 43 trang, sự góp mặt của lãnh đạo nước thành viên NATO và khái niệm thế giới đa cực

Ngày 23/10/2024, những người tham gia hội nghị thượng đỉnh BRICS 16 tại Kazan đã thông qua Tuyên bố cuối cùng 43 trang gồm 134 điểm. Ảnh: Reuters

Hội nghị kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ, trong đó có nghị quyết 2712 (2023), 2720 (2023), 2728 (2024) và 2735 (2024) về vấn đề trên.

Ngoài ra, các nước BRICS nhấn mạnh sự cần thiết phải khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran.

Các nhà lãnh đạo BRICS cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải củng cố cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân và tạo ra khu vực phi hạt nhân ở Trung Đông, bày tỏ lo ngại về sự leo thang căng thẳng và lên án cuộc tấn công của Israel vào Đại sứ quán Iran ở Damascus và vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon làm nhiều người thiệt mạng.

Tuyên bố nhấn mạnh sự cần thiết phải cải tổ LHQ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), phản đối các biện pháp trừng phạt đơn phương, tầm quan trọng của việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), chống biến đổi khí hậu. Các nhà lãnh đạo của nhóm cũng kêu gọi một giải pháp hòa bình ở Afghanistan và đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đỏ và eo biển Bab Al-Mandeb, vốn bị cản trở bởi các cuộc tấn công gia tăng của Houthi, đồng thời bày tỏ lo ngại về sự leo thang ở Sudan và tình trạng bất ổn ở Haiti.

Tuyên bố kêu gọi LHQ thông qua một công ước toàn diện về chống khủng bố và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này, chống lại việc chính trị hóa sự tương tác trong cuộc chiến chống khủng bố.

Về cuộc xung đột Ukraine, Tuyên bố nêu rõ, tất cả các quốc gia phải hành động “phù hợp với các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương LHQ. Tuyên bố hoan nghênh các đề xuất về hòa giải và hợp tác nhằm đảm bảo giải quyết xung đột thông qua đàm phán và đối thoại hòa bình.

Các nước BRICS nhất trí về sự cần thiết phải tạo ra một cơ sở hạ tầng lưu ký và thanh toán xuyên biên giới độc lập, gọi là BRICS Clear và ủng hộ đề xuất sử dụng các loại tiền tệ thay thế đồng đô la Mỹ trong thanh toán và dự trữ ngoại hối.

BRICS sẽ tích cực thúc đẩy mở rộng thương mại các sản phẩm nông nghiệp và bảo vệ chúng khỏi những hạn chế vô lý. Các nước ủng hộ đề xuất của Nga về việc thành lập Sàn giao dịch ngũ cốc, trong tương lai có thể bao gồm các lĩnh vực nông nghiệp khác.

Đặc biệt, bên lề hội nghị thượng đỉnh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tổ chức các cuộc đàm phán song phương đầu tiên kể từ năm 2019. Tại Kazan, hai nhà lãnh đạo đã thoả thuận những bước tiến lớn hướng tới bình thường hóa quan hệ sau 4 năm xung đột, tranh chấp ở biên giới. Riêng sáng kiến hòa bình này có thể được coi là một trong những kết quả lớn của hội nghị thượng đỉnh.

BRICS 2024: Tuyên bố 43 trang, sự góp mặt của lãnh đạo nước thành viên NATO và khái niệm thế giới đa cực

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tổ chức các cuộc đàm phán song phương bên lề BRICS 2024. Ảnh: Reuters

Cũng trong thời gian diễn ra Hội nghị, những đối thủ trước đây không thể hòa giải, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã gặp nhau để thảo luận việc thúc đẩy các cuộc đàm phán để đi tới việc ký kết một hiệp ước hòa bình, phân định biên giới cũng như các vấn đề khác mà hai bên cùng quan tâm.

BRICS đang trở thành động lực chính của nền kinh tế thế giới

BRICS có ảnh hưởng to lớn trên thế giới. Tổ chức này đã vượt qua nhóm G7, với khoảng 3,5 tỷ người, chiếm gần 46% dân số thế giới so với 8,8% của G7, chiếm 35,6% GDP toàn cầu so với 30% của G7 và khoảng 25% thương mại thế giới. Trong tương lai, các nền kinh tế BRICS có thể trở thành động lực chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, Iran, UAE và Ả Rập Saudi là những nước sản xuất dầu mỏ lớn nằm trong nhóm này cùng với Brazil và Nga, BRICS hiện chiếm gần một nửa sản lượng và xuất khẩu dầu toàn cầu.

Trong những năm gần đây, hơn 40% mức tăng trưởng GDP toàn cầu và tất cả các động lực kinh tế của thế giới đều nằm trong tay các nước BRICS. Trong khi đó, vai trò của các nước G7 trong nền kinh tế thế giới bắt đầu suy giảm. Khoảng cách giữa BRICS và G7 ngày càng mở rộng.

Có thể nói, BRICS đã trở thành một tổ chức mang tính chất toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của BRICS trong những năm tới được dự đoán là 4%, cao hơn nhiều so với các nước G7, vốn chỉ ở mức khoảng 1,7%. Với sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng kinh tế như vậy, trong tương lai gần, BRICS sẽ tạo ra mức tăng chính cho GDP toàn cầu. Do đó, BRICS không chỉ là một thế giới đa cực mà còn là tương lai của kinh tế thế giới.

BRICS đã thành lập Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) của mình năm 2015, trụ sở chính đặt tại Thượng Hải, Trung Quốc. Đây không chỉ là ngân hàng đa phương đầu tiên trên thế giới được thành lập do các nước đang phát triển điều hành, mà còn là ngân hàng duy nhất mà những người sáng lập vẫn là cổ đông bình đẳng với quyền biểu quyết ngang nhau, kể cả các nước mới tham gia. Trong khi đó, Mỹ là cổ đông chi phối và có quyền phủ quyết tại Ngân hàng Thế giới (WB).

BRICS 2024: Tuyên bố 43 trang, sự góp mặt của lãnh đạo nước thành viên NATO và khái niệm thế giới đa cực

Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) tại Thượng Hải, Trung Quốc: Ảnh: NBD

BRICS đang được mở rộng và nhiều nước quan tâm

Nhóm các nền kinh tế mới nổi được thành lập năm 2006 với 4 nước gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Năm 2011, Nam Phi gia nhập tổ chức này và đầu năm 2024, Ai Cập, Iran, UAE, Ả Rập Saudi và Ethiopia đã tham gia, đưa số thành viên BRICS tăng từ 5 lên 10 quốc gia.

Mới đây, nhiều nước đã nộp đơn xin gia nhập BRICS, đặc biệt trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên NATO, các đồng minh thân cận của Mỹ là Thái Lan, Mexico và nước Hồi giáo lớn nhất thế giới Indonesia. 

Các ứng viên tiềm năng gia nhập BRICS gồm Afghanistan, Angola, Comoros, Cộng hòa Dân chủ Congo, Gabon, Guinea-Bissau, Libya, Myanmar, Nicaragua, Nam Sudan, Sudan, Syria, Tunisia, Somalia, Uganda và Zimbabwe.

Đến nay, đã có hơn 30 nước trên thế giới tỏ mong muốn gia nhập hoặc hợp tác với BRICS dưới hình thức này hay hình thức khác, nhưng các thành viên hiện tại của tổ chức này đang xem xét và quyết định tạm hoãn việc mở rộng hơn nữa. Thay vào đó, một số ứng viên được đề nghị tham gia với BRICS đã đưa ra quy chế "Đối tác" và đến nay 13 ứng viên đã được cấp quy chế này.

Thế giới đa cực

Một tháng sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine ngày 24/2/2022, Canada, Mỹ và phương Tây đã áp đặt một loạt lệnh trừng phạt đối với Nga. Đến nay, đã có hơn 20 nghìn lệnh trừng phạt và nhiều biện pháp cô lập Nga về ngoại giao. Đây là các biện pháp trừng phạt toàn diện và khốc liệt nhất nhằm vào nước Nga.

Có thể nói, các biện pháp trừng phạt và cô lập Nga đã không phát huy được hiệu quả nếu không muốn nói là thất bại.

Hầu hết các phương tiện truyền thông hàng đầu trên thế giới đều cho rằng việc tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Kazan và sự tham gia đông đảo của các nhà lãnh đạo cấp cao trên thế giới, trong đó có Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres và Tổng thống Erdogan của một nước thành viên NATO đã mang lại cho Moscow một thắng lợi ngoại giao.

BRICS đang thu hút sự tham gia của nhiều nước là một “đại đa số” toàn cầu mới nổi, sẵn sàng cạnh tranh với Mỹ và châu Âu trên các mặt trận kinh tế và chính trị.

BRICS 2024: Tuyên bố 43 trang, sự góp mặt của lãnh đạo nước thành viên NATO và khái niệm thế giới đa cực

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại BRICS 2024. Ảnh: Reuters

Các hãng truyền thông lớn trên thế giới, bao gồm các tờ báo phương Tây như Washington Post, Politico, Foreign Policy, Newsweek của Mỹ, Le Monde của Pháp, Frankfurter Allgemeine Zeitung, Fokus của Đức, Kurier của Áo, hãng tin Reuter... đều đánh giá tích cực kết quả hội nghị thượng đỉnh Kazan và cho rằng Nga không bị cô lập, Nga không thiếu đồng minh mà còn đang tạo ra một thế giới đa cực thực sự, thách thức tầm ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây.

Nhà sử học Pháp Emmanuel Todd cho biết trong cuộc phỏng vấn với Berliner Zeitung (Đức) rằng “phương Tây muốn cô lập Nga, nhưng hầu hết các nước trên thế giới đều không muốn tham gia cùng với họ trong vấn đề này".

Benjamin Haddad, Vụ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Bộ Ngoại giao Pháp, nói: “Hội nghị thượng đỉnh BRICS cho thấy phương Tây không còn độc quyền trên thế giới nữa".

Các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây gây nhiều khó khăn cho Nga, nhưng kinh tế Nga vẫn đứng vững, phần nào nhờ nội lực và đoàn kết các nước BRICS.

Để đối phó với việc phương Tây loại Nga khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc tế SWIFT, Nga và các nước BRICS đã chuyển sang thanh toán bằng đồng tiền quốc gia, giảm phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ và hệ thống thanh toán SWIFT. Hiện nay, khối lượng giao dịch bằng đồng tiền của các nước thành viên đã vượt quá khối lượng giao dịch bằng đồng đô la Mỹ. Nga đang đặt ra mục tiêu chiến lược mới tạo ra đồng tiền riêng của BRICS giống như đồng Euro và phi đô la hoá cho toàn khối.

Ngân hàng NDB đã được thành lập do cựu Tổng thống Brazil Dilma Rousseff làm chủ tịch, đến nay tỷ lệ thanh toán qua ngân hàng nay đã lên tới gần 30% và NDB đang xem xét 100 dự án đầu tư của BRICS trị giá 100 tỷ USD.

Trật tự đơn cực hình thành sau Chiến tranh Lạnh do Mỹ và phương Tây dẫn đầu, thế giới trở nên bất ổn với nhiều cuộc xung đột, chiến tranh đẫm máu. BRICS đang phát huy ảnh hưởng và góp phần vào sự chuyển đổi trong quan hệ quốc tế. 

Tờ Washington Post viết: “Hội nghị thượng đỉnh BRICS rõ ràng nhằm mục đích thúc đẩy một trật tự thế giới thay thế". Thế giới đang trong quá trình chuyển đổi từ trật tự đơn cực sang đa cực. Nhiều nhà phân tích chính trị cho rằng đây là một quá trình phức tạp, nhưng trật tự đơn cực chắc chắn sẽ phải nhường chỗ cho một thế giới đa cực.

Nội dung liên quan:Căng thẳng Ukraine
Tổng thống Joe Biden “lật mặt” tỉ phú Elon Musk
Tổng thống Joe Biden “lật mặt” tỉ phú Elon Musk
6 tháng trước
Tổng thống Joe Biden chỉ trích tỉ phú Elon Musk "đạo đức giả" về vấn đề nhập cư hôm 26-10.
Nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng 3,1 độ C nếu thế giới không hành động nhanh hơn
Nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng 3,1 độ C nếu thế giới không hành động nhanh hơn
6 tháng trước
Các chính sách khí hậu hiện tại sẽ dẫn đến tình trạng nóng lên toàn cầu hơn 3 độ C vào cuối thế kỷ này, cao gấp 2 lần mức tăng đã được nhất trí cách đây gần 10 năm.
Philippines khắc phục hậu quả bão Trami, theo dõi bão mới
Philippines khắc phục hậu quả bão Trami, theo dõi bão mới
6 tháng trước
Hơn 120 người thiệt mạng và hàng chục người mất tích trong các trận lũ lụt và lở đất do bão Trami ở Philippines.
Thị trường tài chính toàn cầu đang biến động mạnh
Thị trường tài chính toàn cầu đang biến động mạnh
6 tháng trước
Các nhà đầu tư trên toàn cầu đang đổ xô vào đồng đô la Mỹ và đặt cược vào triển vọng loại tiền này sẽ tiếp tục biến động theo hướng gia tăng giá trị trước khi diễn ra một số sự kiện...
Nhận lương lãnh đạo chính phủ cao nhất thế giới, Thủ tướng Singapore có cả lương tháng 13
Nhận lương lãnh đạo chính phủ cao nhất thế giới, Thủ tướng Singapore có cả lương tháng 13
6 tháng trước
Gói lương theo năm của Thủ tướng Singapore hiện nay là 2,2 triệu SGD, khoảng 1,69 triệu USD.
Giới chuyên gia cảnh báo đồng yen có thể trượt xuống mốc 160
Giới chuyên gia cảnh báo đồng yen có thể trượt xuống mốc 160
6 tháng trước
Bank of America và Mizuho Securities là hai trong số các hãng tài chính dự đoán đồng nội tệ của Nhật Bản sẽ lao dốc nặng nề trong ngắn hạn.
Những quả trứng khủng long nhỏ nhất thế giới thuộc về loài nào?
Những quả trứng khủng long nhỏ nhất thế giới thuộc về loài nào?
6 tháng trước
Một phát hiện gây ngạc nhiên trong giới cổ sinh vật học gần đây là sáu quả trứng khủng long cực nhỏ, mỗi quả có kích thước chỉ ngang một quả nho, đã được khai quật tại một công trường xây dựng ở Trung Quốc.
“Trung Quốc đang sống vào năm 2050”, thanh toán bằng lòng bàn tay
“Trung Quốc đang sống vào năm 2050”, thanh toán bằng lòng bàn tay
6 tháng trước
Cụm từ “Trung Quốc đang sống vào năm 2050” gần đây trở thành xu hướng, gắn với video về phương thức thanh toán đặc biệt của tương lai.
Những lần bầu cử tổng thống Mỹ có kết quả không tưởng
Những lần bầu cử tổng thống Mỹ có kết quả không tưởng
6 tháng trước
Chỉ mới có cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1800 ghi nhận kết quả hai ứng viên nhận số phiếu đại cử tri bằng nhau.
Apple treo thưởng 1 triệu USD cho “thợ săn lỗi”
Apple treo thưởng 1 triệu USD cho “thợ săn lỗi”
6 tháng trước
Apple sẽ trao thưởng 1 triệu USD cho người phát hiện ra lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trong hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) đám mây của hãng.
Phát hiện kho tiền hiếm có từ thời La Mã ở vùng núi Đức
Phát hiện kho tiền hiếm có từ thời La Mã ở vùng núi Đức
6 tháng trước
Một người dò kim loại ở Đức đã phát hiện ra một kho báu hiếm có gần 3.000 đồng tiền thời La Mã bên ngoài biên giới cổ đại của Đế chế La Mã. Các chuyên gia không biết làm thế nào hoặc tại sao kho báu khổng lồ này lại xuất hiện ở đó.
EU lo ngại tổn hại từ chính sách thuế quan Mỹ nếu cựu Tổng thống Trump tái đắc cử
EU lo ngại tổn hại từ chính sách thuế quan Mỹ nếu cựu Tổng thống Trump tái đắc cử
6 tháng trước
Liên minh châu Âu (EU) ngày càng phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu Mỹ và đang lo ngại bị tổn thương trước những cú sốc tiềm ẩn từ chính sách thương mại của ông Trump, một khi ứng cử viên Đảng Cộng hòa tái đắc cử vào tháng 11 tới.
Thứ Ba, 22/04/2025
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 510M
510M
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế: 7.59B
Dự báo:
Trước đó: 6.61B
7.59B
6.61B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế: 6.62B
Dự báo:
Trước đó: 6.22B
6.62B
6.22B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế: -6,130M
Dự báo:
Trước đó: -6,630M
-6,130M
-6,630M
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế: 970M
Dự báo: 80M
Trước đó: 392M
970M
80M
392M
15 phút nữa
   
JapanJPYJapan
   
Thực tế:
Dự báo: 2.4%
Trước đó: 2.2%
2.4%
2.2%
13:00
   
SwedenSEKSweden
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 9.4%
9.4%
14:00
   
South_AfricaZARSouth_Africa
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 114.40%
114.40%
14:00
   
SwitzerlandCHFSwitzerland
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 1,158.4B
1,158.4B
15:00
   
SpainEURSpain
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: -6.19B
-6.19B
Giao dịch chứng khoán phiên sáng 22/4: 1.200 điểm vẫn đang là ngưỡng hỗ trợ mạnhGiao dịch chứng khoán phiên sáng 22/4: 1.200 điểm vẫn đang là ngưỡng hỗ trợ mạnh
47 phút trước
(ĐTCK) Ảnh hưởng tâm lý từ thị trường bên ngoài, các nhà đầu tư đã vội vàng bán giá thấp ngay khi mở cửa, nhưng may mắn là mốc điểm hỗ trợ mạnh 1.200 điểm vẫn đang cho thấy độ tin cậy cao khi nhanh chóng bật hồi trở lại.
Mỹ áp thuế pin mặt trời từ Việt Nam và ba nước Đông Nam Á lên đến 3.521%Mỹ áp thuế pin mặt trời từ Việt Nam và ba nước Đông Nam Á lên đến 3.521%
1 giờ trước
Động thái mới của chính quyền ông Trump vừa là cú hích cho các nhà sản xuất năng lượng mặt trời tại Mỹ nhưng cũng là rủi ro cho họ vì nhiều doanh nghiệp đã quen phụ thuộc vào nguồn cung giá rẻ từ nước ngoài.
[LIVE] ĐHĐCĐ Bảo hiểm Bưu điện (PTI): 11 ứng viên được đề cử vào HĐQT, mục tiêu lợi nhuận thấp hơn 2024[LIVE] ĐHĐCĐ Bảo hiểm Bưu điện (PTI): 11 ứng viên được đề cử vào HĐQT, mục tiêu lợi nhuận thấp hơn 2024
2 giờ trước
Theo bà Phạm Minh Hương, năm 2025 sẽ là năm tương đối thách thức với hoạt động đầu tư tài chính khi mặt bằng lãi suất giảm, dự kiến doanh thu tài chính và lợi nhuận trước thuế sẽ giảm so với năm trước.
[LIVE] ĐHĐCĐ Vincom Retail: Kế hoạch lãi kỷ lục[LIVE] ĐHĐCĐ Vincom Retail: Kế hoạch lãi kỷ lục
3 giờ trước
Sáng nay (22/4), CTCP Vincom Retail tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.
Cổ phiếu Coteccons lần đầu vào rổ chỉ số VNDiamondCổ phiếu Coteccons lần đầu vào rổ chỉ số VNDiamond
3 giờ trước
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) vừa công bố danh mục thành phần của chỉ số VNDiamond trong tháng 4, với những thay đổi có hiệu lực từ ngày 28/4.
PYN Elite Fund bất ngờ thoái vốn tại TPBankPYN Elite Fund bất ngờ thoái vốn tại TPBank
3 giờ trước
Theo báo cáo từ TPBank, PYN Elite Fund không còn là cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ của ngân hàng.
Tổng Giám đốc Hodeco thông tin về thương vụ bán vốn dự thu hơn 2.000 tỷTổng Giám đốc Hodeco thông tin về thương vụ bán vốn dự thu hơn 2.000 tỷ
4 giờ trước
Theo kế hoạch kinh doanh 2025, doanh thu và lợi nhuận của Hodeco chủ yếu từ việc bán toàn bộ cổ phần còn lại tại CTCP Đầu tư Xây dựng Giải trí Đại Dương Vũng Tàu, chủ đầu tư Khu du lịch Đại Dương (Antares).
Giá vàng vượt 3.400 USD, chứng khoán Mỹ giảm mạnhGiá vàng vượt 3.400 USD, chứng khoán Mỹ giảm mạnh
4 giờ trước
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và việc ông Trump liên tiếp chỉ trích Chủ tịch Fed khiến giá vàng, Wall Street biến động mạnh phiên đầu tuần.
Ấn Độ áp thuế 12% đối với thép nhập khẩuẤn Độ áp thuế 12% đối với thép nhập khẩu
5 giờ trước
Ấn Độ, nước sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới, hôm 21/4 đã áp thuế tạm thời 12% đối với thép nhập khẩu trong một nỗ lực kiềm chế sự xâm nhập ồ ạt của thép nhập khẩu giá rẻ, Reuters đưa tin.
Chọn cổ phiếu để “vượt sai”Chọn cổ phiếu để “vượt sai”
5 giờ trước
Thị trường chứng khoán sụt giảm mở ra cơ hội đầu tư trung và dài hạn
Dow Jones bay gần 1.000 điểm khi Tổng thống Trump liên tục công kích Chủ tịch FedDow Jones bay gần 1.000 điểm khi Tổng thống Trump liên tục công kích Chủ tịch Fed
5 giờ trước
Chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm trong phiên đầu tuần khi Tổng thống Donald Trump đẩy mạnh các cuộc tấn công nhắm vào Chủ tịch Fed Jerome Powell.
Cơ hội dành cho nhà đầu tư trung và dài hạnCơ hội dành cho nhà đầu tư trung và dài hạn
5 giờ trước
Nhịp giảm giá mạnh trước cú sốc thuế quan đã mở ra cơ hội cho các vị thế đầu tư giá trị Niềm tin đang trở lại với thị trường sau cú sốc thuế quan, áp lực bán tháo, giải chấp..., nhưng cơ...
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.