Bổ sung quy hoạch sân bay: chỉ thực hiện bằng nguồn vốn xã hội hóa
01:54 17/02/2023
Hàng loạt địa phương hiện có sân bay quân sự và mong muốn chuyển thành sân bay lưỡng dụng, cùng các địa phương chưa có sân bay đã gửi văn bản tới Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã đề xuất bổ sung địa phương mình vào danh sách quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn 2021-2030. Tất cả đều được cơ quan quản lý đặt lên “bàn cân”, và có khá ít đề xuất được lựa chọn thông qua trong thời điểm quy hoạch này.
Để hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, Cục Hàng không Việt Nam (CHK) đã cùng với tư vấn lập quy hoạch lên rất nhiều phương án, trên cơ sở thực tế và kiến nghị của các địa phương gửi đến thời gian qua. Hiện tại có hai nhóm địa phương đề xuất bổ sung và Quy hoạch mạng CHK sân bay toàn quốc. Thứ nhất là nhóm các địa phương có sân bay quân sự đang khai thác và nhóm các địa phương hiện chưa có sân bay cũng đề xuất vào danh sách được quy hoạch.
Quan điểm của các nhà chuyên môn lập quy hoạch sân bay đến 2030 , một sân bay có được xem xét là nên hay chưa nên đưa vào quy hoạch dựa trên các yếu tố sau: (1) các thông tin chung về vị trí, điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội, sơ bộ nhu cầu vận tải. (2) vị trí, vai trò và hiện trạng hạ tầng; (3) đánh giá khả năng khai thác hàng không dân dụng (khả năng thiết kế phương thức bay, tổ chức vùng trời); (4) đánh giá về kết cấu hạ tầng; (5) đánh giá về quỹ đất và khả năng quy hoạch; (6) sơ bộ ảnh hưởng của sân bay tới môi trường xung quanh và (7) dự kiến quy mô, các công trình cần thiết đầu tư.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát sân bay quân sự Thành Sơn (Ninh Thuận) hồi tháng 4-2022. Đây là sân bay có trong danh sách đề xuất quy hoạch là sân bay lưỡng dụng. Ảnh: Baochinhphu.vn
Chính phủ có chủ trương nghiên cứu chuyển đổi các sân bay quân sự thành khai thác lưỡng dụng. Hiện có sân bay Biên Hòa (Đồng Nai), sân bay Gia Lâm (Hà Nội), sân bay Yên Bái, sân bay Thành Sơn (Ninh Thuận) đề nghị bổ sung vào danh sách quy hoạch cho sân bay lưỡng dụng. Nhưng CHK chỉ trình Bộ GTVT chấp thuận đề xuất bổ sung vào quy hoạch hai sân bay Thành Sơn (Ninh Thuận) và Biên Hòa (Đồng Nai).
Lý do sân bay Biên Hòa được chọn bổ sung, dù nằm rất gần hai sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam là sân bay Long Thành (đang xây dựng) và sân bay Tân Sơn Nhất đang mở rộng là vì sân bay Biên Hòa chỉ đề nghị năng lực khai thác tối đa là 5 triệu hành khách/ năm (2030),10 triệu hành khách/năm (đến 2050). Việc bổ sung sân bay Biên Hòa vào quy hoạch là căn cứ vào điều kiện thực tế về vị trí, khả năng bố trí hạ tầng, năng lực vùng trời và có thể xem xét phân bổ khai thác dân dụng tại sân bay lâu đời này như mức đã đề cập ở trên. Quỹ đất và quy hoạch hệ thống hạ tầng sân bay quốc tế Long Thành đảm bảo đủ khả năng khai thác tối đa đến 100 triệu hành khách/năm; sân bay Tân Sơn Nhất đảm bảo đủ năng lực khai thác tối đa đến 50 triệu hành khách/năm (bao gồm cả quỹ đất dự phòng cho mở rộng công suất) nên công suất khai thác nhỏ của sân bay Biên Hòa không gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động bay trong tương lai của hai cụm sân bay quốc tế kể trên. Vấn đề của sân bay Biên Hòa là đánh giá tác động môi trường sẽ được làm chặt chẽ hơn.
Sân bay Thành Sơn (Ninh Thuận) được CHK đề nghị bổ sung quy hoạch do sự phát triển của du lịch Ninh Thuận. Những năm qua, Ninh Thuận đã có bước phát triển và có dư địa lớn ở du lịch, giao thông vận tải, năng lượng…Năm 2019, sản lượng khách du lịch đến Ninh Thuận là 2,35 triệu khách. Hiện , UBND tỉnh Ninh Thuận đang triển khai quy hoạch tỉnh, theo đó tỉnh đã quy hoạch và tập trung phát triển thành trung tâm du lịch của khu vực miền Trung. Định hướng đến 2030, sản lượng khách du lịch đạt 6 triệu khách, xấp xỉ du lịch Khánh Hòa thời điểm hiện tại và đến 2050 là 10-15 triệu khách (cao hơn Đà Nẵng hiện tại) và dự kiến đón từ 3 đến 5 triệu khách (2050).
Tình này có sân bay quân sự Thành Sơn có quỹ đất rất lớn, có quy đất chưa sử dụng để xây dựng hệ thống đường lăn, sân đỗ máy bay và khu hàng không dân dụng. Bộ Quốc Phòng đã có ý kiến đồng ý bàn giao khu đất phía Đông Nam sân bay để phát triển hàng không dân dụng khi có nhu cầu, có lợi nhiều hơn so với chi phí đầu tư xây dựng cảng hàng không mới.
Tuy nhiên, CHK lưu ý rằng, việc bổ sung hai sân bay nói trên vào quy hoạch đều phải đi kèm điều kiện có nhà đầu tư và phải sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách
Riêng các tỉnh khác chưa đủ điều kiện như Thành Sơn, đề xuất vị trí sân bay mới cần có các nghiên cứu, đánh giá khả năng quy hoạch, xây dựng cảng hàng không, sân bay, đánh giá tính khả thi đầu tư và yêu cầu huy động vốn ngoài ngân sách để đầu tư mới có thể bổ sung quy hoạch.
Các sân bay khác như Gia Lâm, Yên Bái chỉ bổ sung, khai thác lưỡng dụng nếu có đủ các điều kiện cần như đã nói và đặc biệt phải thu hút được các nhà đầu tư cho giai đoạn thực hiện.
Không chỉ có một số sân bay quân sự muốn “vào quy hoạch”, nhóm các địa phương hiện chưa có sân bay quân sự nhưng lâu dài muốn phát triển về du lịch như Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Măng Đen (Kon Tum), đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Tây Ninh… cũng tiếp tục nghiên cứu khảo sát, lập đề án đánh giá hiệu quả, tính khả thi, phương thức huy động vốn cho giai đoạn thực hiện đầu tư để trình Thủ trướng Chính phủ sau đó.
Tại cuộc họp ngày 15/2, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Bùi Xuân Cường đã đưa ra các kết luận nhằm tháo gỡ vướng mắc về pháp lý cho các dự án trên địa bàn thành phố.
Quy hoạch sử dụng đất, về giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, xác định giá đất... được xem là những điểm đáng chú ý trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Sau thời gian dịch COVID-19, nhiều mặt bằng lớn tại những vị trí “vàng” ở TP.HCM vẫn trong tình trạng ế ẩm, đóng cửa im lìm suốt thời gian dài. Theo các chuyên gia, sức hút của các mặt bằng bán lẻ tại khu vực trung tâm thành phố có dấu hiệu giảm.
Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM nếu không khẩn trương có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả bình ổn thị trường bất động sản, bảo đảm lợi ích cho nhà đầu tư...
Trước những khó khăn của thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho rằng, cần chủ động tổ chức rà soát, tái cấu trúc lại doanh nghiệp, danh mục đầu cơ cấu sản phẩm đầu tư của doanh nghiệp...
Nguồn thu ngân sách từ đất đai những năm qua đã tăng lên nhanh chóng. Thống kê năm 2022 cho thấy loạt địa phương có nguồn thu nhà đất rất lớn và tăng rất cao, trong đó Hưng Yên là tỉnh có mức thu...
(ĐTCK) Dù tăng tốt về điểm số, song thanh khoản thị trường chưa bùng nổ (khối lượng khớp lệnh thấp hơn 25% so với bình quân 20 phiên) nên động lượng bứt phá chưa mạnh.
(ĐTCK) Chỉ báo MACD và RSI đồng thuận hướng lên củng cố cho nhịp hồi phục, tuy nhiên chỉ số VN-Index đang tiệm cận kháng cự tại MA20 nên cần chú ý khả năng rung lắc trong phiên tiếp theo.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, ông Scott Bessent, cho biết, Ấn Độ có thể là quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại song phương nhằm tránh các mức thuế đối ứng do Tổng thống Donald Trump đề xuất.
(ĐTCK) Cùng diễn biến tích cực của thị trường chung, nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia mua ròng hơn 450 tỷ đồng trong phiên 24/4, với tâm điểm mua là 3 mã bluechip gồm HPG, MWG và VHM.
Novaland công bố chiến lược phát triển đến năm 2030, đặt mục tiêu mở rộng phân khúc nhà ở thu nhập trung bình, không chia cổ tức năm 2024 và triển khai loạt giải pháp tái cấu trúc, bao gồm phát hành cổ phiếu, tái cấu trúc trái phiếu và kiện toàn nhân sự.
Theo ông Trần Phúc Vinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của VietinBank Securities, công ty nghiên cứu, lên kế hoạch đầu tư các dự án công nghệ để phát triển theo hướng chuyển đổi số của Đảng và Chính phủ, để cạnh tranh được với thị trường.
(ĐTCK) Đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu nhà Vingroup, đặc biệt là VIC với mức giá trần đã tạo động lực chính giúp VN-Index có thêm một phiên hồi phục tích cực.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT – đã trực tiếp trả lời cổ đông về lý do thoái vốn khỏi hai công ty công nghệ là VinBrain và VinAI.
HoSE đề nghị các thành viên thị trường tập trung bố trí đầy đủ các nguồn lực để đưa Hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành theo đúng kế hoạch
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.