Biến động địa chính trị tiếp tục 'ám ảnh' doanh nghiệp toàn cầu trong năm 2023
22:33 12/01/2023
Các chuyên gia về rủi ro dự đoán giới doanh nghiệp có thể đối mặt với một năm hỗn loạn nữa khi Mỹ và các cường quốc kèn cựa để củng cố và tranh giành vị thế của họ trên toàn cầu trong một kỷ nguyên mới của những thay đổi địa chính trị.
Các chuyên gia về rủi ro cảnh báo các biến động địa chính trị trên toàn cầu sẽ tiếp tục tác động đến giới doanh nghiệp trong năm 2023. Ảnh: Treasury&Risk
Năm 2022 chứng kiến cuộc xung đột vũ trang lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai, dẫn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài ở Nga bị rối loạn và gián đoạn. Ngoài ra, những biểu hiện căng thẳng công khai giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nước đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế toàn cầu, cũng gia tăng trong năm 2022. Sau nhiều thập niên phát triển nhờ thương mại tự do toàn cầu, nhiều doanh nghiệp giờ đây đối mặt với những phức tạp ngày càng tăng trong các mối quan hệ giữa các nước lớn, chẳng hạn như sự gia tăng các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu.
Tiến sĩ Lindsay Newman, trưởng bộ phận lãnh đạo tư tưởng địa chính trị của S&P Global Market Intelligence, cho biết các chính phủ đang ngày càng có xu hướng sử dụng các ưu thế tài chính để thúc đẩy các mục tiêu an ninh quốc gia. Xu hướng đó gây ra những tác động rõ ràng đối với các doanh nghiệp.
Newman nói: “Khi địa chính trị xuất hiện cuộc trò chuyện trong bữa tiệc tối hoặc bữa tiệc cocktail, thì khách hàng sẽ đến gặp chúng tôi và đề nghị tư vấn quản lý rủi ro địa chính trị. Kỷ nguyên hậu Chiến tranh lạnh rõ ràng đã qua và có những cường quốc đang tìm cách định hình tương lai”.
Theo bà, thế giới sẽ chứng kiến nhiều biến động địa chính trị hơn ở phía trước chứ không phải ít hơn.
Đối đầu địa kinh tế nằm trong số 3 rủi ro hàng đầu trong hai năm tới, theo kết quả một cuộc khảo sát với hơn 1.200 chuyên gia về rủi ro, các nhà hoạch định chính sách và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, công bố hôm 11-1. Cuộc khảo sát do Diễn đàn Kinh tế thế giới, Công ty tư vấn rủi ro Marsh & McLennan Cos. và Tập đoàn bảo hiểm Zurich Insurance phối hợp thực hiện. Theo cuộc khảo sát, hai rủi ro ngắn hạn lớn hơn là cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, thiên tai và thời tiết khắc nghiệt.
Một cuộc khảo sát khác với hơn 1.300 lãnh đạo doanh nghiệp, do Công ty tư vấn Protiviti thực hiện, cũng cho thấy mối lo ngại của các chuyên gia về những thay đổi địa chính trị, thương mại toàn cầu và khả năng tái định hình toàn cầu hóa tăng mạnh vào năm ngoái. Những rủi ro địa chính trị không nhất thiết phải là mối lo ngại hàng đầu đối với những người trả lời cuộc khảo sát. Các thách thức về nhân tài, điều kiện kinh tế và chi phí lao động là ba mối quan tâm hàng đầu của họ. Nhưng cuộc khảo sát này cho thấy mối lo ngại về địa chính trị tăng vọt so với những năm trước đó.
Brendan Hanifin, đối tác của hãng luật Ropes & Grey, cho biết các biện pháp mà Mỹ áp đặt để trừng phạt Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine trong 2022 chẳng khác nào một lệnh cấm vận toàn diện dưới tên gọi khác.
Năm ngoái, việc chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh McDonald's Corp. rời khỏi Nga sau hơn ba thập niên đã minh họa một số khó khăn mà những dự án kinh doanh mang tínhtoàn cầu hóa phải đối mặt. Theo dữ liệu từ Trường Quản lý Yale (Mỹ), hơn 1.000 doanh nghiệp nước ngoài đã rời khỏi Nga hoặc cắt giảm hoạt động kinh doanh ở nước này kể từ khi chiến sự ở Ukraine nổ ra.
Đến tháng 6-2022, các doanh nghiệp nước ngoài chịu tổn thất hơn 59 tỉ đô la từ các hoạt động kinh doanh tại Nga.
Trong khi đó, Trung Quốc và Mỹ đã đối đầu gay gắt trong một số trường hợp. Ví dụ, Trung Quốc đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc của Mỹ rằng cho rằng Bắc Kinh vi phạm nhân quyền đối với nhóm thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Hồi tháng 8, Trung Quốc cũng mở một cuộc tập trận quân sự lớn xung quanh Đài Loan để đáp lại chuyến thăm hòn đảo này của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi.
Trong bối cảnh căng thẳng, các quy định kiểm soát thương mại của Mỹ khiến việc kinh doanh với Trung Quốc trở nên khó khăn hơn. Năm ngoái, Mỹ đã áp đặt các hạn chế xuất khẩu nhằm kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc. Đạo luật Ngăn chặn cưỡng bức lao động người Duy Ngô Nhĩ, có hiệu lực vào tháng 6-2022, chặn hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc, bao gồm bông (cotton) và các linh kiện tấm pin mặt trời.
Brendan Hanifin cho biết giới doanh nghiệp ngày càng đau đầu để tìm cách ứng phó lý mối quan hệ phức tạp của Mỹ với Trung Quốc.
Tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch Covid-19 đã cảnh báo nhiều doanh nghiệp về nguy cơ phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Stephenie Gosnell Handler, đối tác của hãng luật Gibson Dunn & Crutcher, cho biết ngay cả khi sự gián đoạn liên quan đến đại dịch giảm bớt, những rủi ro và sự không chắc chắn về việc tuân thủ pháp lý đã khiến một số doanh nghiệp cân nhắc lại cách họ gia công sản xuất ở Trung Quốc.
Một số nhà quan sát lo ngại hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc thể bị cản trở nếu Nhà Trắng đưa ra các đề xuất xem xét lại các khoản đầu tư ra nước ngoài vì những lo ngại về an ninh quốc gia. Chính quyền Tổng thống Joe Biden gần đây cũng chỉ đạo Ủy ban đầu tư nước ngoài tại Mỹ (Cfius) tăng cường giám sát các thương vụ đầu tư có thể giúp Trung Quốc hoặc các đối thủ khác tiếp cận các công nghệ quan trọng hoặc đe dọa chuỗi cung ứng.
Tháng 11 năm ngoái, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết Mỹ không tìm cách tách rời kinh tế khỏi Trung Quốc. Giáo sư Sridhar Tayur, chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng đang giảng dạy tại Trường Kinh doanh của Đại học Carnegie Mellon, cho biết dù một số công ty đang chuyển hoạt động ra khỏi Trung Quốc để đến những nơi như Việt Nam và Ấn Độ, nhưng các doanh nghiệp Mỹ vẫn bị ràng buộc rất nhiều ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Theo giáo sư Tayur, ngoài hàng hóa thành phẩm, nhiều nguyên liệu thô và linh kiện cuối cùng có nguồn gốc từ Trung Quốc, vì vậy, bất kỳ nỗ lực nào của các doanh nghiệp nước ngoài nhằm chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi đất nước sẽ mất nhiều năm.
Tiến sĩ Newman của S&P Global Market Intelligence cho rằng bất chấp những căng thẳng hiện tại, hợp tác quốc tế về lâu dài có thể chiếm ưu thế khi các nước cố gắng đối phó với những thách thức chung như biến đổi khí hậu và chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch.
BAF được kỳ vọng sẽ hưởng lợi khi giá lợn hơi có thể tăng trong năm 2023 bởi thị trường Trung Quốc mở cửa khiến nhu cầu thịt lợn ngày càng lớn. CTCP Siba Holdings, đơn vị liên quan đến ông...
Camimex thông qua giao dịch cổ phiếu của gia đình Chủ tịch Bùi Sĩ Tuấn nhằm tăng sở hữu tại CMX (HM:CMX) không phải chào mua công khai. Tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2023, CTCP Camimex Group (HOSE: CMX) đã công...
Kể từ năm 2017 trở lại đây, tình hình kinh doanh của Thực phẩm Hà Nội - Kinh Bắc (HM:KBC) (Mã HKB) bắt đầu tụt dốc không phanh với doanh thu chưa đủ để trả lãi vay. CTCP Nông nghiệp và Thực phẩm Hà...
CTCP Đầu tư Phát triển Điện miền Bắc 2 (Mã ND2 - UpCOM) công bố kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm 2022 với ghi nhận đột biến. Nguồn: Báo cáo tài chính quý 4/2022 của ND2Trong quý cuối năm, Điện miền...
Thị trường biến động tẻ nhạt trong suốt phiên giao dịch sáng 12/1/2023 cùng với dấu hiệu hời hợt của dòng thanh khoản. Tác động tiêu cực nhất lên sàn nay có VCB (HM:VCB), EIB (HM:EIB), BCM (HM:BCM) và MSN (HM:MSN) trong đó MSN giảm 2,5%.
Tới đây, VNG sẽ chào bán hơn 7,1 cổ phiếu quỹ với mức giá 177.881 đồng/cp cho CTCP Công nghệ BigV. HĐQT CTCP VNG (Mã: VNZ) vừa thông qua nghị quyết thông về việc chào bán cổ phiếu quỹ.
Investing.com - Pacific Investment Management Co. cho biết trong một báo cáo công bố hôm thứ Tư rằng có một tín hiệu mạnh mẽ để đầu tư vào trái phiếu sau khi lợi suất tăng vọt vào năm ngoái.
Về kế hoạch năm 2023, TKV đặt mục tiêu doanh thu đạt 168.800 tỷ đồng; lợi nhuận đạt khoảng 5.000 tỷ đồng. Ngày 11/1 vừa qua, Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tổ chức Hội...
Theo Ambar Warrick- Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á biến động rất ít vào thứ Năm khi đà phục hồi của các cổ phiếu công nghệ Trung Quốc hạ nhiệt, trong khi các thị trường trở nên thận...
Theo Ambar Warrick- Hầu hết các loại tiền tệ châu Á tăng vào thứ Năm và đồng USD giảm do dự đoán dữ liệu cho thấy lạm phát tiêu dùng của Mỹ tiếp tục giảm bớt, trong khi đồng yên Nhật tăng mạnh...
Nhu cầu nội địa yếu và cuộc chiến giá khốc liệt khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc ngần ngại chuyển hướng, dù họ đang chịu sức ép thuế với Mỹ.
Để bảo vệ thị trường lao động trong trường hợp doanh nghiệp tăng cường sa thải nhân viên do tác động của thuế quan, Thống đốc Fed Christopher Waller sẵn sàng hạ lãi suất.
(ĐTCK) Dù tăng tốt về điểm số, song thanh khoản thị trường chưa bùng nổ (khối lượng khớp lệnh thấp hơn 25% so với bình quân 20 phiên) nên động lượng bứt phá chưa mạnh.
(ĐTCK) Chỉ báo MACD và RSI đồng thuận hướng lên củng cố cho nhịp hồi phục, tuy nhiên chỉ số VN-Index đang tiệm cận kháng cự tại MA20 nên cần chú ý khả năng rung lắc trong phiên tiếp theo.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, ông Scott Bessent, cho biết, Ấn Độ có thể là quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại song phương nhằm tránh các mức thuế đối ứng do Tổng thống Donald Trump đề xuất.
(ĐTCK) Cùng diễn biến tích cực của thị trường chung, nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia mua ròng hơn 450 tỷ đồng trong phiên 24/4, với tâm điểm mua là 3 mã bluechip gồm HPG, MWG và VHM.
Novaland công bố chiến lược phát triển đến năm 2030, đặt mục tiêu mở rộng phân khúc nhà ở thu nhập trung bình, không chia cổ tức năm 2024 và triển khai loạt giải pháp tái cấu trúc, bao gồm phát hành cổ phiếu, tái cấu trúc trái phiếu và kiện toàn nhân sự.
Theo ông Trần Phúc Vinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của VietinBank Securities, công ty nghiên cứu, lên kế hoạch đầu tư các dự án công nghệ để phát triển theo hướng chuyển đổi số của Đảng và Chính phủ, để cạnh tranh được với thị trường.
(ĐTCK) Đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu nhà Vingroup, đặc biệt là VIC với mức giá trần đã tạo động lực chính giúp VN-Index có thêm một phiên hồi phục tích cực.
Mới đây, Trung Quốc đã phủ nhận việc đàm phán thương mại với Mỹ, khẳng định các thông tin như vậy là tin giả.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.