• CIM 11.24 0.01(0.12%)
  • BTC 87244.30 2065.06(2.42%)
  • GOLD 3420.293 93.460(2.81%)
  • WTI 62.70 0.97(1.53%)
  • EUR/USD 1.15119 0.01000(1.08%)
  • EUR/GBP 0.86042 0.00404(0.47%)
  • USD/CHF 0.80879 0.01000(0.82%)
  • USD/JPY 140.849 1.260(0.89%)
  • USD/CAD 1.38395 0.00014(0.01%)
  • GBP/USD 1.33781 0.01000(0.66%)
  • CAD/CHF 0.58432 0.00491(0.84%)
  • AUD/USD 0.64182 0.00462(0.72%)
  • NZD/USD 0.59991 0.01000(1.21%)
  • CIM 11.24 0.01(0.12%)
  • BTC 87244.30 2065.06(2.42%)
  • GOLD 3420.293 93.460(2.81%)
  • WTI 62.70 0.97(1.53%)
  • EUR/USD 1.15119 0.01000(1.08%)
  • EUR/GBP 0.86042 0.00404(0.47%)
  • USD/CHF 0.80879 0.01000(0.82%)
  • USD/JPY 140.849 1.260(0.89%)
  • USD/CAD 1.38395 0.00014(0.01%)
  • GBP/USD 1.33781 0.01000(0.66%)
  • CAD/CHF 0.58432 0.00491(0.84%)
  • AUD/USD 0.64182 0.00462(0.72%)
  • NZD/USD 0.59991 0.01000(1.21%)

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

10:24 20/04/2024

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả người dân trên thế giới sẽ nghèo hơn.

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Lòng sông Ganges ở Prayagraj, Ấn Độ khô nứt nẻ do hạn hán kéo dài. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo nghiên cứu mới được Viện Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu Potsdam (PIK) công bố, tổn thất cho canh tác nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, sản lượng kinh tế và y tế do biến đổi khí hậu ước tính lên tới 38.000 tỷ USD/năm vào năm 2050.

Nghiên cứu trên ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới.

Chuyên gia nghiên cứu dữ liệu khí hậu Leonie Wenz của PIK cho rằng người dân trên thế giới nghèo hơn vì biến đổi khí hậu.

Chi phí cho bảo vệ khí hậu thấp hơn nhiều so với thiệt hại này. Ước tính, chi phí dành cho các biện pháp nhằm giới hạn mức độ ấm lên toàn cầu ở 2 độ C vào năm 2050, so với thời kỳ trước cách mạng công nghiệp, sẽ là khoảng 6.000 tỷ USD, tức là chưa bằng 1/6 tổn thất kinh tế nếu nhiệt độ ấm lên vượt mức 2 độ C.

Theo báo cáo của PIK, hầu hết các nền kinh tế đều sẽ chịu tổn hại do biến đổi khí hậu, trong đó các nước nghèo, nước đang phát triển chịu tác động mạnh nhất.

Bên cạnh việc chi tiêu quá ít cho các biện pháp giới hạn lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, các chính phủ cũng chi chưa đủ mức cần thiết cho các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.

Báo cáo của PIK ước tính mức độ thiệt hại dựa trên những xu hướng nhiệt độ và lượng mưa đã được tính toán nhưng không tính đến các hiện tượng cực đoan thời tiết hoặc các thảm họa khác liên quan đến khí hậu như cháy rừng hoặc nước biển dâng.

Báo cáo cũng mới dựa trên lượng khí thải đã được thải ra dù lượng khí thải toàn cầu tiếp tục tăng kỷ lục.

Trong nghiên cứu trên, các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu nhiệt độ và lượng mưa cho hơn 1.600 khu vực trong 40 năm qua, và xem xét sự kiện nào trong số này gây tổn thất.

Sau đó, các nhà nghiên cứu sử dụng các kết quả đánh giá thiệt hại này cùng với các mô hình dự báo khí hậu để ước tính thiệt hại trong tương lai.

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Khí thải bốc lên từ một nhà máy điện ở Berlin, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nếu lượng khí thải ra tiếp tục như mức hiện nay và nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ ấm lên vượt mức 4 độ C, ước tính thiệt hại kinh tế thế giới sau năm 2050 sẽ dẫn tới 60% thiệt hại thu nhập vào năm 2100.

Nếu mức nhiệt độ tăng lên trên thế giới được giới hạn ở mức 2 độ C, thì tỷ lệ này là 20%.

Trong khi đó, một báo cáo mới cho thấy châu Âu sẽ cần đầu tư 800 tỷ euro (868 tỷ USD) vào riêng cơ sở hạ tầng năng lượng vào năm 2030 để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu và duy trì tính cạnh tranh của ngành.

Tổ chức Bàn tròn Công nghiệp châu Âu (ERT), một nhóm vận động hành lang có ảnh hưởng ở Brussels, cho biết mục tiêu của Liên minh châu Âu (EU) là giảm và đạt mức phát thải CO2 ròng bằng 0 vào năm 2050, điều sẽ đòi hỏi đầu tư lớn vào lưới điện, cơ sở lưu trữ năng lượng và thu hồi carbon.

Khoản đầu tư 800 tỷ euro là cần thiết để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu năm 2030, song khối này cần tổng cộng 2.500 tỷ euro để hoàn thành quá trình chuyển đổi xanh vào năm 2050 và duy trì hoạt động kinh doanh.

Chủ tịch Ủy ban chuyển đổi năng lượng và biến đổi khí hậu của ERT, ông Dimitri Papalexopoulos, cho biết các biện pháp khuyến khích để thu hút đầu tư tư nhân cần thiết vẫn chưa có. Vì vậy các nhà hoạch định chính sách nên giải quyết vấn đề này một cách khẩn cấp.

Từ năm 2010 đến năm 2018, tổng vốn đầu tư vào lưới điện ở các nước EU đạt khoảng 32 tỷ euro.

ERT cho biết thêm nếu nguồn tài chính vẫn ở mức đó cho đến năm 2050 thì mức chênh lệch giữa số vốn đầu tư và số tiền cần thiết sẽ là 60%.

Tuy nhiên, tờ Financial Times dẫn nguồn từ các cơ quan công nghiệp hàng đầu cho hay những khoản đầu tư lớn như vậy không thể chỉ do khu vực tư nhân gánh vác nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ.

Giám đốc Marco Mensink của Hội đồng công nghiệp hóa chất châu Âu (Cefic) cho biết các doanh nghiệp EU vẫn đang phải vật lộn với hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ năm 2008, do nhu cầu không ổn định sau đại dịch, nạn quan liêu và cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột tại Ukraine gây ra, đẩy giá năng lượng lên mức cao kỷ lục.

Các tổ chức của EU đã ước tính rằng khối này cần hàng trăm tỷ USD đầu tư bổ sung để thực hiện chương trình nghị sự xanh, hầu hết trong số đó cần phải là vốn tư nhân.

Trong tháng 2/2024, gần 1.000 cơ quan và công ty công nghiệp EU đã ký một tuyên bố nêu rõ nhu cầu cấp thiết về sự minh bạch, khả năng dự đoán và niềm tin vào châu Âu cũng như chính sách công nghiệp của khu vực này.

Tuyên bố này cũng kêu gọi quỹ phục hồi hậu đại dịch trị giá 800 tỷ euro của EU cần được đưa vào hoạt động để tài trợ cho cơ sở hạ tầng năng lượng bao gồm thu hồi và lưu trữ carbon “càng sớm càng tốt.”

Tổng thư ký của Hiệp hội Điện lực châu Âu (Eurelectric), ông Kristian Ruby, cho biết những thách thức an ninh mới mà châu Âu phải đối mặt cũng có tác động đến việc tìm kiếm nguyên liệu cần thiết cho quá trình chuyển đổi xanh.

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Hệ thống thu hồi và lưu trữ carbon trên giàn khoan dầu Enping 15-1 ở ngoài khơi cách Thâm Quyến (Trung Quốc) 200km về phía Tây Nam ngày 1/6/2023. (Ảnh: THX/TTXVN)

Trong khi đó, các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên hợp quốc sẽ được tổ chức vào tháng 11/2024 tại Baku, Azerbaijan.

Đây là thời hạn cuối cùng để các nước thống nhất một mục tiêu mới về số tiền mà các nước công nghiệp hóa giàu có phải trả cho những quốc gia nghèo hơn, nhằm giúp những nước này đối phó các tác động nghiêm trọng nhất của quá trình nóng lên toàn cầu.

Với chi phí ngày càng tăng do các đợt nắng nóng gây chết người, hạn hán và mực nước biển dâng cao, mục tiêu tài chính khí hậu mới dự kiến sẽ lớn hơn nhiều so với cam kết hiện tại là các nước giàu sẽ chi 100 tỷ USD mỗi năm kể từ năm 2020 - một mục tiêu mà họ không thể đáp ứng đúng hạn.

Các quốc gia phải quyết định tại Baku liệu mục tiêu tài chính khí hậu mới sẽ chỉ bao gồm tài trợ công, hay thu hút thêm khu vực tư nhân và các tổ chức quốc tế để cố gắng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng nhanh của các quốc gia đang phát triển.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết nhu cầu đầu tư khí hậu thực tế của các quốc gia nghèo có thể lên tới 1.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2025.

Trước đó, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres kêu gọi cải cách hệ thống tài chính quốc tế để hỗ trợ các nước đang phát triển và đạt được "công bằng về khí hậu."

Theo ông Guterres, các mục tiêu phát triển bền vững đang "mờ dần" khi hàng triệu người trong khu vực phải chịu cảnh nghèo đói, và các nước Mỹ Latinh cần được giảm bớt gánh nặng nợ nần để có thể hành động chống đói nghèo.

Liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu, Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi "đoàn kết để đương đầu với tình trạng khẩn cấp về khí hậu, đe dọa đến sự tồn tại của các đảo quốc nhỏ đang phát triển."

Ông Guterres đề nghị tất cả các quốc gia cam kết thực hiện những đóng góp mới ở cấp quốc gia vào năm 2025, phù hợp với việc hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C.

Ông khẳng định Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) – chịu trách nhiệm về 80% lượng khí thải toàn cầu – "có trách nhiệm đặc biệt trong việc dẫn dắt những nỗ lực này."

Tổng thư ký Guterres cũng kêu gọi tăng gấp đôi kinh phí thích ứng lên ít nhất 40 tỷ USD hàng năm vào năm 2025 để đảm bảo công bằng về khí hậu.

Ngoại trưởng Nga khẳng định không ngừng bắn ngay cả khi đàm phán hòa bình với Ukraine
Ngoại trưởng Nga khẳng định không ngừng bắn ngay cả khi đàm phán hòa bình với Ukraine
1 năm trước
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết Moskva sẽ không tuyên bố tạm ngừng giao tranh với Kiev ngay cả khi hai nước tham gia đàm phán hòa bình.
Một người tự thiêu bên ngoài phiên tòa xét xử ông Trump
Một người tự thiêu bên ngoài phiên tòa xét xử ông Trump
1 năm trước
Một người đàn ông đã tự thiêu hôm thứ Sáu bên ngoài tòa án ở New York, nơi diễn ra phiên tòa lịch sử xét xử cựu Tổng thống Donald Trump.
Chiếc điện thoại có bộ camera 'na ná iPhone Pro', giá chỉ 760 USD của Huawei khiến đế chế Apple lao đao
Chiếc điện thoại có bộ camera 'na ná iPhone Pro', giá chỉ 760 USD của Huawei khiến đế chế Apple lao đao
1 năm trước
Tim Cook đang cố tỏ ra là Apple vẫn ổn ở thị trường Trung Quốc nhưng sự thật dường như không phải vậy.
Từ kẻ chuyên sản xuất thuê những 'đồ cặn bã' tới 'gã khổng lồ' bán dẫn hàng đầu thế giới
Từ kẻ chuyên sản xuất thuê những 'đồ cặn bã' tới 'gã khổng lồ' bán dẫn hàng đầu thế giới
1 năm trước
Xuất phát điểm là một “kẻ vô danh” ở châu Á, giờ đây, TSMC đã trở thành công ty chip giá trị nhất toàn cầu.
Căng thẳng leo thang ở Trung Đông có thể gây cú sốc mới cho thị trường toàn cầu
Căng thẳng leo thang ở Trung Đông có thể gây cú sốc mới cho thị trường toàn cầu
1 năm trước
Những thông tin về cuộc tấn công bằng tên lửa của Israel trả đũa Iran nguy cơ đẩy Trung Đông vào một cuộc xung đột sâu sắc hơn nữa đã làm rung chuyển thị trường thế giới với những rủi ro địa...
Hơn 13.800 trẻ em thiệt mạng ở Gaza kể từ khi xung đột Israel - Hamas bùng phát
Hơn 13.800 trẻ em thiệt mạng ở Gaza kể từ khi xung đột Israel - Hamas bùng phát
1 năm trước
Hơn 13.800 trẻ em ở Dải Gaza đã thiệt mạng, trong khi 106 trẻ ở Bờ Tây và 33 trẻ ở Israel tử vong trong cuộc chiến Israel - Hamas.
Fed có thể điều chỉnh lại thời gian cắt giảm lãi suất
Fed có thể điều chỉnh lại thời gian cắt giảm lãi suất
1 năm trước
(ĐTCK) Một chuỗi dữ liệu lạm phát đáng thất vọng đã buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải điều chỉnh số lần cắt giảm lãi suất và đánh giá lại quỹ đạo tăng trưởng của giá cả.
Bộ trưởng Tài chính Đức: “Ô tô Đức tốt nhất thế giới, không sợ cạnh tranh từ Trung Quốc”
Bộ trưởng Tài chính Đức: “Ô tô Đức tốt nhất thế giới, không sợ cạnh tranh từ Trung Quốc”
1 năm trước
“Các nhà sản xuất ô tô Đức đang dẫn đầu thế giới. Họ không cần phải lo sợ cạnh tranh từ Trung Quốc”, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner nói.
Châu Á tăng cường bảo vệ tiền tệ khi xung đột ở Trung Đông bùng nổ
Châu Á tăng cường bảo vệ tiền tệ khi xung đột ở Trung Đông bùng nổ
1 năm trước
(ĐTCK) Các ngân hàng trung ương châu Á đã tăng cường bảo vệ tiền tệ khi nỗ lực chống lại sức mạnh của đồng đô la ở châu Á phải đối mặt với thách thức mới từ diễn biến xung đột ở Trung Đông.
Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định
Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định
1 năm trước
Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc tế và ổn định hệ thống tài chính.
Chính phủ Hàn Quốc cho phép các trường linh hoạt tăng chỉ tiêu tuyển sinh ngành y
Chính phủ Hàn Quốc cho phép các trường linh hoạt tăng chỉ tiêu tuyển sinh ngành y
1 năm trước
Ngày 19/4, Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo cho biết chính phủ nước này đã chấp thuận đề nghị của 6 trường đại học quốc gia về việc linh động tăng chỉ tiêu tuyển sinh y khoa bắt đầu từ năm...
Tác động kinh tế khi căng thẳng Israel – Iran leo thang
Tác động kinh tế khi căng thẳng Israel – Iran leo thang
1 năm trước
(KTSG) - Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran đang làm gia tăng lo ngại về nguy cơ xung đột trực tiếp, ảnh hưởng tiêu cực tới sự ổn định của thị
Thứ Ba, 22/04/2025
04:00
   
South_KoreaKRWSouth_Korea
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 1.5%
1.5%
04:00
   
South_KoreaKRWSouth_Korea
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 0.0%
0.0%
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 6.74B
6.74B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 6.23B
6.23B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: -6,510M
-6,510M
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 510M
510M
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 6.74B
6.74B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 6.23B
6.23B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: -6,510M
-6,510M
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo: 80M
Trước đó: 510M
80M
510M
Cập nhật BCTC quý 1/2025 sáng ngày 22/4: Đức Giang, Haxaco cùng nhiều doanh nghiệp lớn đồng loạt công bố, nhiều DN báo lãi tăng bằng lầnCập nhật BCTC quý 1/2025 sáng ngày 22/4: Đức Giang, Haxaco cùng nhiều doanh nghiệp lớn đồng loạt công bố, nhiều DN báo lãi tăng bằng lần
3 giờ trước
Thủy điện Sông Ba Hạ (SBH) báo lãi trước thuế tăng 339% đạt 64 tỷ đồng. Thủy điện Miền Trung (CHP) báo lãi trước thuế tăng 286% đạt 127 tỷ đồng.
Ông Trump giục Fed giảm lãi suất 'ngay bây giờ'Ông Trump giục Fed giảm lãi suất 'ngay bây giờ'
5 giờ trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục tăng sức ép lên Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell về vấn đề chính sách tiền tệ.
Chủ tịch VNDirect - Phạm Minh Hương trải lòng sau giai đoạn 'đen tối nhất' trong 18 nămChủ tịch VNDirect - Phạm Minh Hương trải lòng sau giai đoạn 'đen tối nhất' trong 18 năm
5 giờ trước
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Tổng thống Trump gọi Chủ tịch Fed là 'kẻ thất bại thảm hại', đòi hạ lãi suất ngay lập tứcTổng thống Trump gọi Chủ tịch Fed là 'kẻ thất bại thảm hại', đòi hạ lãi suất ngay lập tức
5 giờ trước
Chiến dịch gây áp lực của Tổng thống Donald Trump lên Chủ tịch Fed Jerome Powell vẫn tiếp diễn.
Cổ phiếu Novaland (NVL) tăng trần sau loạt tin vui về pháp lý, mục tiêu cấp gần 7.000 sổ hồng trong năm nayCổ phiếu Novaland (NVL) tăng trần sau loạt tin vui về pháp lý, mục tiêu cấp gần 7.000 sổ hồng trong năm nay
7 giờ trước
Các dự án của Novaland (NVL) tại TP. HCM đang được đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ vướng mắc pháp lý.
Trung Quốc cắt giảm mạnh nhập khẩu hàng hóa Mỹ, một số mặt hàng về 0Trung Quốc cắt giảm mạnh nhập khẩu hàng hóa Mỹ, một số mặt hàng về 0
9 giờ trước
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 22/4: Chú ý các mã có tín hiệu củng cố nền giá thuyết phụcNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 22/4: Chú ý các mã có tín hiệu củng cố nền giá thuyết phục
9 giờ trước
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/4: Chỉ số sẽ sớm tìm được điểm cân bằngGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/4: Chỉ số sẽ sớm tìm được điểm cân bằng
9 giờ trước
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/4Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/4
9 giờ trước
lịch sự kiện chứng khoán,doanh nghiệp niêm yết,thị trường chứng khoán
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/4Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/4
9 giờ trước
(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 22/4 của các công ty chứng khoán.
Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 21/4: Mua ròng mạnh cổ phiếu FPT và VICGiao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 21/4: Mua ròng mạnh cổ phiếu FPT và VIC
10 giờ trước
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
'Giọt nước tràn ly' thúc giục các nhà đầu tư bán tháo tài sản Mỹ'Giọt nước tràn ly' thúc giục các nhà đầu tư bán tháo tài sản Mỹ
10 giờ trước
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.