Bất thường dự án nhiệt điện của Geleximco nhầm lỗ thành lãi, huy động 1.800 tỷ
08:29 25/03/2025
Sau gần 1 năm, Nhiệt điện Thăng Long - thành viên thuộc Tập đoàn Geleximco vừa bất ngờ nhận ra thông tin sai và đính chính kết quả kinh doanh từ lãi thành lỗ. Đây cũng là khoảng thời gian doanh nghiệp này phát hành gần 1.800 tỷ đồng trái phiếu.
Công ty Cổ phần Nhiệt điện Thăng Long hôm 20/3/2025 có công văn gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) xin đính chính thông tin công bố hôm 27/3/2024 về báo cáo tài chính năm 2023.
Theo đó, Nhiệt điện Thăng Long đã nhầm cột “kỳ trước” thành “kỳ báo cáo” và ngược lại.
Điều này đồng nghĩa với việc kỳ báo cáo là năm 2023 doanh nghiệp này trên thực tế lỗ hơn 528 tỷ đồng nhưng lại báo nhầm thành con số lãi gần 122 tỷ đồng của năm 2022.
Vốn chủ sở hữu thực tế vào cuối năm 2023 giảm xuống còn 3.981 tỷ đồng nhưng trong báo cáo cách đây gần một năm Nhiệt điện Thăng Long ghi là hơn 4.509 tỷ đồng.
Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu thực tế cũng ở mức xấu hơn là 2,46 lần, thay vì 2,38 lần như trong báo cáo công bố ngày 27/3/2024.
Đây là một sự nhầm lần khá nghiêm trọng bởi nó diễn ra ngay trước khi Nhiệt điện Thăng Long phát hành 2 lô trái phiếu mới, với tổng cộng gần 1.800 tỷ đồng cho thị trường trong nước.
Cụ thể, Nhiệt điện Thăng Long hôm 22/8/2024 phát hành lô trái phiếu TLPCH2427001, mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, lãi suất 10%, tương ứng giá trị phát hành là 899,5 tỷ đồng, đáo hạn vào ngày 22/8/2027.
Sau đó, hôm 16/9/2024 Nhiệt điện Thăng Long phát hành lô trái phiếu TLPCH2427002 với khối lượng 9.000 trái phiếu, mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, lãi suất 10%, tương ứng giá trị huy động 900 tỷ đồng, đáo hạn vào ngày 16/9/2027.
Sau gần 1 năm, hôm 20/3/2025 Nhiệt điện Thăng Long đính chính báo cáo tài chính năm 2023 (công bố hôm 27/3/2024). Nguồn: HNX
Cả hai lô trái phiếu này đều là trái phiếu “ba không” - không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không tài sản đảm bảo. Tổ chức lưu ký là CTCP Chứng khoán An Bình - một công ty con của Geleximco, do ông Vũ Văn Tiền làm chủ tịch.
Như vậy, Nhiệt điện Thăng Long đã phát hành 2 lô trái phiếu nói trên ở vào thời điểm sau khi doanh nghiệp này công bố thông tin sai về kết quả kinh doanh, từ lỗ thành lãi.
Trước đó, Nhiệt điện Thăng Long có động thái nhiều lần mua lại trái phiếu đã phát hành trước đó.
Trong tháng 8 và tháng 9/2024, Nhiệt điện Thăng Long phát hành 2 lô trái phiếu, tổng trị giá gần 1.800 tỷ đồng.
Tới thời điểm hiện tại, Nhiệt điện Thăng Long còn đang lưu hành 3 lô trái phiếu, bao gồm 2 lô trái phiếu nói trên và lô TLPCH2126001. Đây là lô trái phiếu được phát hành vào ngày 30/12/2021 với kỳ hạn 5 năm với tổng giá trị 1.125 tỷ đồng, nhưng đã được mua lại 717 tỷ đồng, còn lại 408 tỷ đồng.
Như vậy, giá trị trái phiếu Nhiệt điện Thăng Long hiện đang lưu hành hơn 2.200 tỷ đồng.
Điều đáng nói là trong cả chục lần mua lại một phần trước hạn lô trái phiếu TLPCH2126001, Nhiệt điện Thăng Long mới chỉ mua được 717 tỷ đồng, trong khi trong năm 2024 phát hành thêm gần 1.800 tỷ đồng, ở trong khoảng thời gian công bố thông tin sai so với sự thật.
CTCP Nhiệt điện Thăng Long hiện là chủ đầu tư dự án Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long tại tỉnh Quảng Ninh. Đây là thành viên thuộc Tập đoàn Geleximco, chủ nhà máy nhiệt điện tư nhân đầu tiên ở Việt Nam.
Nhiệt điện Thăng Long có kết quả kinh doanh yếu kém thời gian gần đây.
Theo HNX, trong nửa đầu năm 2024, CTCP Nhiệt điện Thăng Long tiếp tục lỗ sau thuế gần 458 tỷ đồng, so với cùng kỳ lỗ hơn 528 tỷ đồng (6 tháng đầu năm 2023).
Nhiệt điện Thăng Long được thành lập năm 2007, với lĩnh vực hoạt động chính là sản xuất truyền tải và phân phối điện. Tổng Giám đốc là Nguyễn Văn Anh.
Nhà máy nhiệt điện Thăng Long có công suất thiết kế 2x300MW, gồm 2 tổ máy, tổng mức đầu tư 900 triệu USD. Dự án chính thức hòa lưới điện cả hai tổ máy trong năm 2018 sau ba năm triển khai.
>> Nhà máy nhiệt điện tư nhân đầu tiên tại Việt Nam được đầu tư 20.000 tỷ: Công suất 600MW, giải quyết 'cơn khát' điện cho miền Bắc với hơn 3,8 tỷ kWh/năm
Sự ra đời của Vinhomes Wonder City không những định hình vùng lõi mới cho bất động sản nghỉ dưỡng Hà Nội mà còn khuấy động thị trường BĐS với mô hình nhà phố nghỉ dưỡng kiểu mới.
Hình thức đầu tư là xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng, công trình trung tâm thương mại và nhà ở thương mại để khai thác, kinh doanh theo thiết kế tổng mặt bằng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Nhà Bè đang ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ với loạt hạ tầng trọng điểm hoàn thiện thúc đẩy giá bất động sản không ngừng gia tăng, dự án mới mở bán được hấp thụ mạnh.
Có vị trí và hạ tầng giao thông thuận lợi song vẫn chưa “đội” giá như khu vực trung tâm, các dự án bất động sản tại Hoài Đức đang dần trở thành điểm hấp dẫn của thị trường phía Tây Hà Nội.
Tọa lạc tại mặt tiền quốc lộ 13, sở hữu 2 mặt view sông đắt giá, Stown Gateway là căn hộ hiếm hoi ở hiện tại khi công bố mức giá chỉ từ 1.79 tỷ/ 2PN, đặc biệt là chính sách thanh toán 0...
Giữa đại công viên xanh lớn bậc nhất miền Trung Eco Central Park, cư dân Central Bay sống- làm việc- giải trí với hệ tiện ích phục vụ đa thế hệ ngay bên thềm nhà, không mất nhiều công sức di chuyển, để dành thời gian cho những điều ý nghĩa.
Trước khi lấn sân sang lĩnh vực rạp chiếu phim, Aeon đã xây dựng hệ sinh thái bán lẻ vững chắc tại Việt Nam. Tập đoàn Nhật Bản này sở hữu trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, thương mại điện tử và dịch vụ ẩm thực.
Bộ Nội vụ đề xuất mô hình chính quyền cấp tỉnh và cấp cơ sở sau sáp nhập, bỏ cấp huyện; trong đó, cấp cơ sở gồm xã, phường và đặc khu ở hải đảo, bỏ thị trấn.
Thị trường đất đấu giá ven Hà Nội ghi nhận nóng lên trong những tháng cuối năm 2024, sau đó dần hạ nhiệt từ đầu năm đến nay. Mức giá trúng khi đó tại Thanh Oai, Mê Linh, Hoài Đức, Thạch Thất khi đó lên tới trên 100 triệu đồng/m2.
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.