• CIM 11.37 0.12(1.08%)
  • VNI 1197.13 9.94(0.82%)
  • BTC 90642.73 3126.50(3.57%)
  • GOLD 3387.533 36.310(1.06%)
  • WTI 64.28 1.65(2.63%)
  • EUR/USD 1.14499 0.01000(0.55%)
  • EUR/GBP 0.85704 0.00317(0.37%)
  • USD/CHF 0.81628 0.01000(0.92%)
  • USD/JPY 141.142 0.280(0.20%)
  • USD/CAD 1.38070 0.00318(0.23%)
  • GBP/USD 1.33588 0.00200(0.15%)
  • CAD/CHF 0.59112 0.01000(1.22%)
  • AUD/USD 0.64027 0.00064(0.1%)
  • NZD/USD 0.59953 0.00042(0.07%)
  • CIM 11.37 0.12(1.08%)
  • VNI 1197.13 9.94(0.82%)
  • BTC 90642.73 3126.50(3.57%)
  • GOLD 3387.533 36.310(1.06%)
  • WTI 64.28 1.65(2.63%)
  • EUR/USD 1.14499 0.01000(0.55%)
  • EUR/GBP 0.85704 0.00317(0.37%)
  • USD/CHF 0.81628 0.01000(0.92%)
  • USD/JPY 141.142 0.280(0.20%)
  • USD/CAD 1.38070 0.00318(0.23%)
  • GBP/USD 1.33588 0.00200(0.15%)
  • CAD/CHF 0.59112 0.01000(1.22%)
  • AUD/USD 0.64027 0.00064(0.1%)
  • NZD/USD 0.59953 0.00042(0.07%)

Bất ngờ: Không 'phụ thuộc' vào Fed, hàng loạt quốc gia Đông Nam Á sẽ tự chủ điều chỉnh chính sách lãi suất sắp tới

16:42 12/06/2024

Các nền kinh tế Đông Nam Á có vẻ không còn bị phụ thuộc vào các quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Tại sao?

Hàng loạt cuộc họp quan trọng sắp diễn ra

Lãi suất của Mỹ dự kiến sẽ vẫn duy trì ở mức cao. Tuy nhiên các Ngân hàng Trung ương của Đông Nam Á được cho là vẫn có nhiều “sức mạnh” để đưa ra các quyết định về lãi suất dựa trên tình hình kinh tế của chính mình.

Những người theo dõi thị trường trên toàn thế giới đang chờ đợi kết quả tại cuộc họp chính sách của Fed (dự kiến công bố vào rạng sáng thứ 5, ngày 13/6, theo giờ Việt Nam). Ngoài ra, các NHTW trong ASEAN cũng đang chuẩn bị cho các cuộc họp quan trọng. Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) sẽ tổ chức cuộc họp ấn định lãi suất tiếp theo vào thứ 4, ngày 12/6, ngay trước quyết định của Fed.

Bất ngờ: Không phụ thuộc vào Fed, hàng loạt quốc gia Đông Nam Á sẽ tự chủ điều chỉnh chính sách lãi suất sắp tới

Thị trường toàn cầu đang chờ đợi kết quả tại cuộc họp chính sách của Fed (dự kiến công bố vào rạng sáng thứ 5, ngày 13/6, theo giờ Việt Nam)

Nhiều người dự đoán Fed sẽ vẫn giữ nguyên lãi suất. Tuy nhiên, Thái Lan được cho là có thể tiến hành cắt giảm lãi suất. Ở các khu vực khác, NHTW châu Âu tuần trước cũng đã bắt đầu cắt giảm lãi suất từ mức cao kỷ lục với mức cắt giảm 0,25 điểm phần trăm.

Đối với Singapore, Ngân hàng Trung ương nước này có phương pháp thực hiện chính sách tiền tệ độc đáo - điều chỉnh tỷ giá hối đoái của SGD thay vì thay đổi lãi suất trong nước như hầu hết các nền kinh tế khác.

“Theo chân Fed” tăng lãi suất

Các nền kinh tế gồm Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines từng chịu tổn thương nặng nề do dòng vốn chảy ra ngoài trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (AFC) vào cuối những năm của thập niên 1990. Điều này đã khiến các nước ngập trong những đợt suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và đồng nội tệ sụt giảm mạnh khi các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn.

Kể từ đó, về cơ bản, lãi suất tại ASEAN vẫn cao hơn lãi suất ở các thị trường phát triển, đặc biệt là Mỹ. Các đồng tiền của Đông Nam Á không thể mang lại sự an toàn và ổn định như đồng USD, do đó, cần phải mang lại cho các nhà đầu tư mức lãi suất cao hơn đáng kể.

Bất ngờ: Không phụ thuộc vào Fed, hàng loạt quốc gia Đông Nam Á sẽ tự chủ điều chỉnh chính sách lãi suất sắp tới

Khi lạm phát bùng lên ở thời kỳ hậu Covid-19 cuối năm 2021 và gây ra các ảnh hưởng nặng nề, từ đó các NHTW ở Đông Nam Á đã theo chân Fed trong việc tăng lãi suất

Dẫu vậy, tình hình đã thay đổi trong những năm gần đây. Khi lạm phát bùng lên ở thời kỳ hậu Covid-19 cuối năm 2021 và gây ra các ảnh hưởng nặng nề, từ đó các NHTW ở Đông Nam Á đã theo chân Fed trong việc tăng lãi suất.

Tuy nhiên, có một điểm khác biệt rõ rệt là mức độ thắt chặt tiền tệ lỏng hơn. Với áp lực lạm phát ở Đông Nam Á ít nghiêm trọng hơn so với các nền kinh tế phát triển như Mỹ và châu u, các NHTW trong khu vực có thể chế ngự áp lực giá cả bằng cách tăng lãi suất ở mức thấp.

Có thể thấy, Fed đã đưa lãi suất lên phạm vi 5,25% - 5,5% và giữ nguyên mức lãi suất này cho đến nay. Ngược lại, lãi suất của BoT hiện chỉ ở mức 2,5%, tăng 2 điểm phần trăm trong chu kỳ thắt chặt. Lãi suất cao nhất của Ngân hàng Trung ương Malaysia (BNM) ở mức 3%, tăng 1,25 điểm phần trăm. Lãi lãi suất chính thức của Ngân hàng Trung ương Indonesia là 6,25% - tăng 2,75 điểm phần trăm.

Mức tăng lãi suất lớn nhất ở Đông Nam Á là ở Philippines, với mức tăng 4,5 điểm phần trăm - lên mức 6,5%. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn thấp hơn mức tăng lãi suất của Fed.

Kiên cường chống đỡ

Một số chuyên gia nhận thấy rằng Indonesia, Thái Lan, Philippines và Malaysia hiện có mức độ độc lập về chính sách tiền tệ so với Fed cao hơn vì các cán cân thanh toán bên ngoài của họ, bao gồm trạng thái tài khoản vãng lai, dự trữ ngoại hối và dòng vốn FDI đã mạnh hơn và linh hoạt hơn nhiều so với các giai đoạn trước.

Theo đó, 4 quốc gia này có mức thâm hụt tài khoản vãng lai từ 3,4-7,9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 1996, một năm ngay trước khủng hoảng tài chính châu Á. Còn ngày nay, tài khoản vãng lai của các nước này đã mạnh hơn nhiều.

Điển hình, Indonesia thậm chí có thặng dư tài khoản vãng lai ở mức 1% GDP vào năm 2022 và ghi nhận mức thâm hụt nhỏ chỉ 0,1% so với GDP vào năm ngoái. Lý do là bởi xuất khẩu hàng hóa - một lĩnh vực quan trọng đã bùng nổ.

Chưa hết, Thái Lan cũng đã trở lại trạng thái thặng dư tài khoản vãng lai 1,4% GDP vào năm 2023, sau khi thâm hụt hai năm liên tiếp kể từ năm 2020. Malaysia đã có thặng dư tài khoản vãng lai ổn định ngay cả trước đại dịch Covid-19. Thặng dư tài khoản vãng lai của nước này đã giảm từ 3,1% GDP năm 2022 xuống còn 1,2% vào năm ngoái. Tuy nhiên, các nhà kinh tế vẫn kỳ vọng nó sẽ tăng lên 2% trong năm nay.

Trong khi đó, hậu đại dịch Covid-19, thâm hụt tài khoản vãng lai của Philippines đã thu hẹp đáng kể từ 4,4% GDP trong năm 2022 xuống chỉ còn 1,3% vào năm ngoái.

Bất ngờ: Không phụ thuộc vào Fed, hàng loạt quốc gia Đông Nam Á sẽ tự chủ điều chỉnh chính sách lãi suất sắp tới

Ngày nay, tài khoản vãng lai của Indonesia, Thái Lan, Philippines và Malaysia đã mạnh hơn nhiều

Những sự cải thiện này có được là nhờ những thay đổi cấu trúc lớn trong mỗi nền kinh tế, bao gồm các biện pháp nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh, cải thiện hoạt động giám sát lĩnh vực tài chính, đồng thời còn có thị trường vốn minh bạch hơn.

>> Chính sách lãi suất của Fed đã 'giáng đòn' mạnh lên đồng yên Nhật như thế nào?

Theo Business Times, Indonesia gần đây cũng đã bắt tay thực hiện nhiều nỗ lực để tăng cường xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng. Còn Thái Lan thì đã nới lỏng các hạn chế về thị thực để thúc đẩy lượng du khách nước ngoài - từ đó làm tăng xuất khẩu dịch vụ của nước này.

Hàng loạt NHTW ASEAN không cần “theo sát” Fed nữa

Khi thế giới bước vào chu kỳ nới lỏng tiền tệ, các nền kinh tế ASEAN có thể linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh lãi suất, từ đó tối ưu sự cân bằng tăng trưởng và lạm phát trong nước. Các ngân hàng Trung ương Đông Nam Á có thể không còn cần phải “theo sát” Fed nữa.

Hiện tại, Ngân hàng Trung ương Philippines được cho là khá trung lập hoặc thậm chí ôn hòa dựa trên tuyên bố quyết định chính sách tiền tệ mới nhất. NHTW nước này có thể sắp cắt giảm lãi suất, thậm chí có thể linh hoạt và cắt giảm lãi suất trước Fed.

Đối với Thái Lan, cán cân thanh toán bên ngoài mạnh mẽ, lạm phát cũng đã thấp và những lo ngại về nợ hộ gia đình cao khiến quốc gia này có thể tiến hành nới lỏng chính sách tiền tệ.

Malaysia đang chứng kiến ​​tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chậm lại, nhưng nhu cầu trong nước mạnh mẽ - có thể khiến nước này giữ nguyên chính sách tiền tệ ở thời điểm hiện tại.

Còn Indonesia có thể sẽ là nước ASEAN “cẩn thận” nhất trong việc cắt giảm lãi suất do còn các vấn đề liên quan đến lạm phát nhập khẩu. BI có thể sẽ vẫn giữ lãi suất ở mức cao để thu hút dòng vốn nước ngoài. Singapore cũng có thể nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng, khi đà tăng có vẻ đang chậm lại.

Có thể thấy, dù đưa ra quyết định như thế nào, giờ đây các NHTW của ASEAN cũng có nhiều linh hoạt và “tự do” hơn trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Các quốc gia này không còn quá phụ thuộc vào quyết định lãi suất của Fed như trước đây nữa, theo Business Times.

>> Chần chừ không cắt giảm lãi suất, Fed đã 'giáng đòn' mạnh lên hàng loạt ngân hàng Đông Nam Á như thế nào?

Ông Macron bác tin đồn từ chức Tổng thống Pháp
Ông Macron bác tin đồn từ chức Tổng thống Pháp
10 tháng trước
Điện Elysee tuyên bố, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron không có ý định từ chức ngay cả khi kết quả các cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới không có lợi cho ông.
Chân dung 'chính trị gia Tiktok' 28 tuổi có thể trở thành Thủ tướng Pháp
Chân dung 'chính trị gia Tiktok' 28 tuổi có thể trở thành Thủ tướng Pháp
10 tháng trước
Jordan Bardella, lãnh đạo đảng cực hữu RN, người đã giáng đòn quyết định vào liên minh của Tổng thống Emmanuel Macron trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu, có thể trở thành Thủ tướng tiếp theo của Pháp.
Giá heo hơi hôm nay 12/6/2024: giao dịch ổn định
Giá heo hơi hôm nay 12/6/2024: giao dịch ổn định
10 tháng trước
Ghi nhận giá heo hơi hôm nay 12/6 đi ngang, dao động trong khoảng 65.000 - 70.000 đồng/kg.
Các nền kinh tế Đông Nam Á không còn phụ thuộc nhiều vào các quyết định của Fed
Các nền kinh tế Đông Nam Á không còn phụ thuộc nhiều vào các quyết định của Fed
10 tháng trước
Mặc dù lãi suất của Mỹ dự kiến ​​vẫn ở mức cao, nhưng sức mạnh nội tại của nền kinh tế đã giúp các ngân hàng trung ương khu vực Đông Nam Á tự chủ hơn trong việc cắt giảm lãi suất dựa trên tình hình trong nước của họ.
Ông Zelensky kêu gọi người Ukraine ở nước ngoài hồi hương
Ông Zelensky kêu gọi người Ukraine ở nước ngoài hồi hương
10 tháng trước
Tổng thống Volodymyr Zelensky kêu gọi các công dân Ukraine ở nước ngoài hồi hương ngay cả khi chưa kết thúc xung đột với Nga, với lí do đất nước cần thêm lực lượng lao động để "tái thiết".
Thứ quan trọng nhất ở cuộc họp Fed lần này không phải quyết định lãi suất
Thứ quan trọng nhất ở cuộc họp Fed lần này không phải quyết định lãi suất
10 tháng trước
Trong ngày 12/6, các nhà đầu tư sẽ đặc biệt quan tâm tới việc giới chức Fed muốn hạ lãi suất một hay hai lần trong năm nay. Các dự báo lãi suất hàng quý sẽ trở thành trọng tâm của thị trường.
Cú lừa chấn động của 'siêu điệp viên giả gái' Trung Quốc
Cú lừa chấn động của 'siêu điệp viên giả gái' Trung Quốc
10 tháng trước
Ca sĩ kinh kịch Trung Quốc kiêm điệp viên Thời Bội Phác đã qua đời cách đây 15 năm song mối tình giả gái của ông với nhà ngoại giao Pháp Bernard Boursicot vẫn còn hấp dẫn cho tới ngày nay.
Đồng bảng Anh lao dốc sau số liệu kinh tế gây thất vọng
Đồng bảng Anh lao dốc sau số liệu kinh tế gây thất vọng
10 tháng trước
Sau khi công bố tỷ lệ thất nghiệp tăng bất chấp tăng trưởng lương mạnh trong tháng Tư, giá trị đồng bảng Anh giảm, trong khi giá trái phiếu chính phủ tăng.
Mỹ chuẩn bị tăng
Mỹ chuẩn bị tăng "rào cản" Trung Quốc tiếp cận sản phẩm chip mới?
10 tháng trước
Cổ phiếu của các hãng công nghệ lớn tại Mỹ đồng loạt giảm trong phiên giao dịch hôm 11/6 sau thông tin này.
Cổ phiếu Apple lập đỉnh kỷ lục sau khi công ty tiết lộ loạt tính năng AI
Cổ phiếu Apple lập đỉnh kỷ lục sau khi công ty tiết lộ loạt tính năng AI
10 tháng trước
Giới chuyên gia kỳ vọng các tính năng AI sẽ thúc đẩy người dùng iPhone nâng cấp lên các mẫu mới hơn, giúp thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận của Apple.
S&P 500 lại vượt đỉnh nhờ đà tăng của cổ phiếu Apple
S&P 500 lại vượt đỉnh nhờ đà tăng của cổ phiếu Apple
10 tháng trước
Chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite tăng lên mức đóng cửa cao kỷ lục mới vào ngày thứ Ba (11/06), dẫn đầu là đà tăng của cổ phiếu Apple khi cổ phiếu nhà sản xuất iPhone vọt lên mức cao mọi thời đại.
Doanh thu khổng lồ từ chuyến lưu diễn của ca sĩ Taylor Swift chảy về đâu?
Doanh thu khổng lồ từ chuyến lưu diễn của ca sĩ Taylor Swift chảy về đâu?
10 tháng trước
Những chuyến lưu diễn của siêu sao ca nhạc Taylor Swift thường thu hút một lượng lớn du khách đến với các thành phố, nơi diễn ra những buổi hòa nhạc, giúp thúc đẩy doanh thu du lịch và các ngành dịch vụ liên quan.
Thứ Ba, 22/04/2025
21:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: -13
Dự báo: -6
Trước đó: -4
-13
-6
-4
21:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: -17
Dự báo:
Trước đó: -7
-17
-7
21:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: -7
Dự báo:
Trước đó: -4
-7
-4
21:00
   
EuropeEUREurope
   
Thực tế: -16.7
Dự báo: -15.0
Trước đó: -14.5
-16.7
-15.0
-14.5
Vì sao giá heo hơi miền Nam cao hơn nhiều so với miền Bắc?Vì sao giá heo hơi miền Nam cao hơn nhiều so với miền Bắc?
3 giờ trước
Sự chênh lệch về đàn heo và ảnh hưởng từ dịch bệnh khiến giá heo hơi tại miền Nam cao hơn so với miền Bắc.
Sang tay một phần siêu dự án tại Đông Anh, công ty 'nhà' Vingroup thu về hơn 44.500 tỷ đồngSang tay một phần siêu dự án tại Đông Anh, công ty 'nhà' Vingroup thu về hơn 44.500 tỷ đồng
4 giờ trước
Tính đến cuối quý I/2025, công ty con của Vingroup (VIC) đã hoàn tất chuyển nhượng một phần dự án Vinhomes Global Gate cho đối tác.
Techcombank lãi hơn 7.200 tỷ trong quý I, thu nhập BQ nhân viên giảm xuống 42 triệu đồng/ngườiTechcombank lãi hơn 7.200 tỷ trong quý I, thu nhập BQ nhân viên giảm xuống 42 triệu đồng/người
4 giờ trước
Trong quý I, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 7.236 tỷ đồng, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, thu nhập bình quân nhân viên giảm xuống còn 42,4 triệu đồng do chi phí lương...
SHB khớp lệnh kỷ lục gần 223 triệu cổ phiếu, cầu bắt đáy đẩy cổ phiếu hồi phục từ giá sàn lên tham chiếuSHB khớp lệnh kỷ lục gần 223 triệu cổ phiếu, cầu bắt đáy đẩy cổ phiếu hồi phục từ giá sàn lên tham chiếu
4 giờ trước
Điểm nhấn đáng chú ý trong phiên hôm nay là cổ phiếu SHB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội khớp lệnh với khối lượng cao kỷ lục lên tới gần 223 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 2.830 tỷ đồng, đánh dấu mức cao kỷ lục của mã này.
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 23/4: Bám theo dòng tiền đầu cơNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 23/4: Bám theo dòng tiền đầu cơ
5 giờ trước
(ĐTCK) Trên biểu đồ kỹ thuật, VN-Index hình thành mẫu hình nến đảo chiều Hammer cho thấy xu hướng giảm giá sẽ chững lại.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 23/4: VN-Index sẽ có nhịp hồi phụcGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 23/4: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục
5 giờ trước
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI đã hướng lên sau khi xuống vùng quá bán, trong khi chỉ báo MACD chuyển sang đi ngang củng cố cho sự hiện hữu của lực cầu. Cùng với đó chỉ báo CMF cũng hướng...
Tổng Giám đốc HSC: Cần thận trọng trước kịch bản VN-Index thủng mốc 1.000 điểmTổng Giám đốc HSC: Cần thận trọng trước kịch bản VN-Index thủng mốc 1.000 điểm
6 giờ trước
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đối mặt với nhiều yếu tố bất định, từ chính sách thuế toàn cầu đến động thái siết chặt tiền tệ của các nền kinh tế lớn như Mỹ. Trong bối cảnh đó,...
Chuyện gì xảy ra nếu ông Trump có thể sa thải Chủ tịch Fed?Chuyện gì xảy ra nếu ông Trump có thể sa thải Chủ tịch Fed?
8 giờ trước
USD, chứng khoán và trái phiếu chính phủ Mỹ có thể bị bán tháo khi Fed không còn còn khả năng hoạt động độc lập, theo cảnh báo của giới chuyên gia.
Lực mua bắt đáy tăng mạnh, thị trường thu hẹp đáng kể đà giảm về cuối phiênLực mua bắt đáy tăng mạnh, thị trường thu hẹp đáng kể đà giảm về cuối phiên
8 giờ trước
(ĐTCK) Phiên giao dịch sóng gió của thị trường, khi tín hiệu xấu xuất hiện ngay khi mở cửa và kéo dài cho đến gần cuối phiên khiến VN-Index có lúc giảm tới 70 điểm. Nhưng dòng tiền bắt đáy đã lên...
VietABank rao bán khu nghỉ dưỡng Huyền thoại Địa Trung Hải, khởi điểm 500 tỷ đồngVietABank rao bán khu nghỉ dưỡng Huyền thoại Địa Trung Hải, khởi điểm 500 tỷ đồng
8 giờ trước
Toàn bộ khu nghỉ dưỡng Huyền thoại Địa Trung đã đượcTập đoàn Vicoland thế chấp tại VietABank để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.
Chưa hết giai đoạn đàm phán, Mỹ đã áp thuế một mặt hàng nhập từ Việt Nam lên đến 814%, các doanh nghiệp nào chịu trận?Chưa hết giai đoạn đàm phán, Mỹ đã áp thuế một mặt hàng nhập từ Việt Nam lên đến 814%, các doanh nghiệp nào chịu trận?
9 giờ trước
Mỹ vừa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam và 3 quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam chịu mức thuế lên tới...
Áp lực bán tháo bất ngờ đổ bộ, VN-Index giảm gần 60 điểm đầu phiên chiềuÁp lực bán tháo bất ngờ đổ bộ, VN-Index giảm gần 60 điểm đầu phiên chiều
10 giờ trước
Có thời điểm VN-Index giảm gần 70 điểm về sát mốc 1.137, trên bảng điện ghi nhận hơn 150 mã giảm sàn.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.