Bank of America cảnh báo các hãng ô tô Mỹ: Hãy từ bỏ thị trường ô tô Trung Quốc, thời hoàng kim của chúng ta đã qua!
10:37 20/06/2024
Các hãng xe như GM, Ford hay Stellantis đang thực hiện một chiến lược mà theo nhiều chuyên gia là bất hợp lý, đốt tiền cho một thị trường không có tương lai, cố gắng theo đuổi một thời hoàng kim đã qua.
Ngân hàng Bank of America (BoA) mới đây đã cảnh báo các hãng xe Mỹ như GM, Ford và Stellantis nên từ bỏ thị trường Trung Quốc sớm nhất có thể và chuyển hướng tập trung vào khách hàng nội địa.
"Từ khía cạnh lợi nhuận và chiến lược phát triển, chúng tôi cho rằng việc rời bỏ Trung Quốc là hợp lý để tập trung vào thị trường dễ kiếm lợi nhuận hơn như Bắc Mỹ", chuyên gia phân tích ngành xe hơi John Murphy của BoA cho hay.
Thời hoàng kim đã qua
Nhận xét của BoA diễn ra trong bối cảnh nhiều hãng xe Mỹ đang cố gắng trụ vững tại Trung Quốc sau nhiều năm kiếm lời lớn, tận dụng ưu thế về công nghệ để kinh doanh tại thị trường 1,4 tỷ dân này. Tuy nhiên với sự bùng nổ của xe điện, tình hình đang đảo chiều nhanh chóng.
Xe điện của GM tại Trung Quốc
Ví dụ như hãng xe GM, với bề dày lịch sử tiếp cận thị trường Trung Quốc từ sớm đã kiếm được đến 2 tỷ USD doanh thu mỗi năm trong thập niên 2010 với khoảng 4 triệu xe được tiêu thụ.
Thế nhưng sự trỗi dậy của những tên tuổi nội địa như BYD và Geely trong ngành xe điện đã làm xói mòn lợi nhuận cũng như số lượng xe bán được của GM. Doanh số của GM năm 2023 đã giảm xuống chỉ còn 2,1 triệu chiếc, thậm chí hãng xe Mỹ này còn báo khoản lỗ 106 triệu USD trong quý I/2024, mức lỗ nặng thứ 3 trong suốt 15 năm qua.
Với những tên tuổi lớn khác của Mỹ như Ford hay Chrysler (Stellantis), tình hình còn tệ hơn. Cả 2 hãng xe này đã thất bại hoàn toàn trong việc phát triển thị phần xe điện ở thị trường Trung Quốc, bị đánh bại hoàn toàn bởi các thương hiệu địa phương và đang phải cố gắng hợp tác với nhà sản xuất nội địa tại đây để có thể sống sót.
Theo chuyên gia Murphy, hệ quả tất yếu của việc thua lỗ tại Trung Quốc là các hãng xe Mỹ sẽ phải bào mòn nguồn tài chính của mình để tiếp tục trụ lại trên thị trường. Trong bối cảnh này, việc từ bỏ thị trường xe điện lớn nhất thế giới để chuyển hướng nguồn lực về sân nhà được cho là hợp lý hơn.
"Hãy tập trung vào những thị trường chính của mình. Trung Quốc không còn là thị trường chiến lược của GM, Ford hay Stellantis nữa", chuyên gia Murphy cảnh báo.
Bất chấp điều đó, các hãng xe Mỹ dường như không muốn bỏ lỡ thị trường 1,4 tỷ dân khi cho rằng thua lỗ hiện nay chỉ là tạm thời.
Xe điện của Ford
Người phát ngôn của GM đã dẫn lại lời của CEO Mary Barra nói vào tháng 4/2024 rằng hãng xe này sẽ vẫn tiếp tục cạnh tranh tại Trung Quốc. Dù cuộc cạnh tranh tại đây đang bào mòn nguồn lực của GM nhưng hãng vẫn liên tục đưa các dòng xe Hybrid mới vào thị trường Trung Quốc.
Về phía Ford, sau khi lỗ ròng 572 triệu USD năm 2022 tại Trung Quốc, hãng xe này cho biết đã có lãi trong 3 quý gần nhất và cũng không có kế hoạch từ bỏ thị trường này.
Thế khó của GM, Ford và Stellantis
Tờ Fortune cho hay những hãng xe truyền thống của Mỹ không nên chia sẻ nguồn lực cho cả thị trường Trung Quốc lẫn Mỹ. Trong khi Tesla lấn át tại Mỹ thì Trung Quốc lại là sân chơi của những thương hiệu nội địa.
Bởi vậy cách hợp lý nhất là chuyển hướng nguồn lực về sân nhà để cạnh tranh với Tesla, nơi các hãng xe như Ford, GM được bảo trợ bởi chính phủ Mỹ.
Tại Trung Quốc, những thương hiệu địa phương đang lấn át các hãng xe nước ngoài với cuộc cách mạng ô tô điện. Họ thuê các chuyên gia thiết kế Châu Âu, sản xuất trong các nhà máy được chính phủ hỗ trợ giá với mức chi phí nhân công rẻ, khiến các thương hiệu nước ngoài khó lòng cạnh tranh nổi.
Xe điện của BYD
Thậm chí công nghệ xe điện của nhiều hãng xe Trung Quốc còn hiện đại đến mức một số doanh nghiệp quốc tế phải hợp tác thay vì cạnh tranh.
Ngoài ra, việc các sản phẩm xe điện nội địa tương thích được với phần mềm ứng dụng Trung Quốc cũng là ưu thế vượt trội. Người tiêu dùng Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ nội địa như ứng dụng WeChat trong cuộc sống hàng ngày và họ cũng mong muốn các sản phẩm xe điện cũng tích hợp được vào hệ sinh thái này.
Đây được cho là một trong những nguyên nhân khiến Volkswagen thất bại khi chào bán xe điện tại thị trường tỷ dân do sản phẩm không tương thích được với hệ sinh thái phần mềm Trung Quốc so với các đối thủ địa phương.
Bên cạnh đó, những yếu tố khiến dòng xe ngoại từng chiếm ưu thế ở Trung Quốc trước đây như lịch sử phát triển, công nghệ, chất lượng...đều đã bị cào bằng so với hàng nội địa ở mảng ô tô điện. Thậm chí do được hỗ trợ từ chính phủ và đi trước nên các dòng xe điện Trung Quốc giờ đây không chỉ đẹp, đa dạng, công nghệ cao mà còn có chất lượng đảm bảo hơn xe Mỹ.
Tệ hơn, việc các hãng xe điện Trung Quốc tham gia cuộc chiến dìm giá càng khiến GM, Ford và Stellantis gặp khó hơn do không thể cạnh tranh nổi về chi phí.
Do đó theo chuyên gia Murphy, các hãng xe Mỹ cần xem xét lại kế hoạch của mình thay vì mù quáng theo đuổi một thị trường mà họ không có nhiều tương lai.
"Đẩy mạnh sản lượng và tiếp tục đốt tiền là một chiến lược không thực sự hợp lý", chuyên gia Murphy nói.
Tổng vốn hóa thị trường của Nvidia đã vượt Apple để trở thành công ty giá trị nhất thế giới nhưng ít ai biết rằng CEO Jensen Huang từng phải đi rửa bát, cọ toilet kiếm sống qua ngày và thậm chí...
Tờ Nikkei Asia cho biết một chương trình tuyển dụng sắp được triển khai nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho thực tập sinh Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản.
Theo tờ The Economist, dường như cơn sốt nhà đang quay trở lại khi chỉ số giá nhà thế giới trong tháng 4/2024 (không gồm Trung Quốc) tăng hơn 3% so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc đang đẩy mạnh xuất khẩu sang Đông Nam Á và các thị trường mới nổi trong bối cảnh một số mặt hàng của nước này bị Mỹ và châu Âu tăng mạnh thuế quan.
Giá vàng tăng vào ngày thứ Tư (19/06), sau khi dữ liệu doanh số bán lẻ yếu hơn của Mỹ làm tăng kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ hạ lãi suất trong năm nay.
Giá dầu giảm vào ngày thứ Tư (19/06), sau khi đạt mức cao nhất trong 7 tuần do sự lạc quan về nhu cầu trong mùa hè và những lo ngại về xung đột leo thang đã bị lấn át bởi báo cáo cho biết dự trữ dầu thô tại Mỹ bất ngờ tăng.
Ấn Độ, nước sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới, hôm 21/4 đã áp thuế tạm thời 12% đối với thép nhập khẩu trong một nỗ lực kiềm chế sự xâm nhập ồ ạt của thép nhập khẩu giá rẻ, Reuters đưa tin.
Nhịp giảm giá mạnh trước cú sốc thuế quan đã mở ra cơ hội cho các vị thế đầu tư giá trị Niềm tin đang trở lại với thị trường sau cú sốc thuế quan, áp lực bán tháo, giải chấp..., nhưng cơ...
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.