Ba năm nỗ lực cai nghiện khí đốt Nga, châu Âu chuốc lấy cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng phức tạp: Nhà không đủ ấm, bình xăng không đầy, nhà máy đóng cửa, doanh nghiệp lũ lượt rời đi
09:15 04/02/2025
Nhằm thoát phụ thuộc vào khí đốt Nga, châu Âu đã tìm đến các nguồn thay thế mới, bao gồm nhập khẩu LNG từ Mỹ. Nhưng chi phí cao đang gây áp lực lớn lên nền kinh tế.
Đã 3 năm kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, cơ cấu năng lượng tại châu Âu đã thay đổi cơ bản. Khí đốt tự nhiên của Nga, vốn là nguồn năng lượng lâu đời của châu Âu, đã được thay thế bằng các nguồn khác, bao gồm khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ. Sản lượng điện gió và mặt trời đã tăng 50% kể từ năm 2021. Các nhà máy điện hạt nhân mới đang được lên kế hoạch trên khắp lục địa.
Nhưng an ninh năng lượng của châu Âu vẫn còn mong manh. Châu Âu sản xuất ít khí đốt tự nhiên hơn nhiều so với nhu cầu và vẫn phụ thuộc phần lớn vào các quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ.
Khí đốt tự nhiên – yếu tố thúc đẩy giá điện – đắt hơn khoảng 4 lần so với ở Mỹ. Chi phí năng lượng cao đã gây áp lực lên các hộ gia đình và buộc các nhà máy phải đóng cửa, làm suy yếu nền kinh tế châu Âu.
Phụ thuộc vào Nga
Trước xung đột Nga-Ukraine, khí đốt Nga chiếm 35% mức tiêu thụ năng lượng của châu Âu. Giá khí đốt tăng vọt vào năm 2022 do lo ngại Nga sẽ cắt đứt hoàn toàn dòng khí đốt vào châu Âu cũng như các yếu tố khác.
Các quốc gia đã hợp tác chia sẻ nhiên liệu và các nguồn năng lượng khác, đồng thời xây dựng hoặc cải tạo cơ sở hạ tầng vận chuyển. Theo Anna Galtsova, một nhà phân tích tại S&P Global Commodity Insights, những nỗ lực này được dự báo sẽ làm giảm thị phần khí đốt Nga tại châu Âu xuống còn 8% năm 2025.
Na Uy hiện là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho châu Âu, chủ yếu thông qua mạng lưới đường ống. Nhưng Nga lại nổi lên là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn thứ 2 cho châu Âu năm 2024, sau Mỹ.
Để ứng phó với sự suy giảm nguồn cung khí đốt Nga, châu Âu khuyến khích các hộ gia đình và tòa nhà chính phủ tránh để nhiệt độ hệ thống sưởi trên 19 độ C. Các nhà máy trên khắp châu lục cũng hạn chế sản xuất để tránh hóa đơn tiền điện tăng cao. Nhiều cửa hàng cũng được khuyến khích tắt điện sớm vào buổi tối.
Cạnh tranh toàn cầu về khí đốt
Giải pháp thay thế lớn nhất cho khí đốt Nga cho đến nay là LNG, nhưng đây là một lựa chọn tương đối đắt đỏ. Bởi khí đốt rất quan trọng đối với công nghiệp, hệ thống sưởi ấm và sản xuất điện, việc thoát phụ thuộc vào nguồn cung của Nga là rất khó khăn.
Châu Âu đang cạnh tranh với Trung Quốc và Hàn Quốc trong nhập khẩu LNG. Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng gần đây đã tăng lên mức cao nhất trong 1 năm, gây tổn hại cho các doanh nghiệp và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ở châu Âu.
Mỹ là nhà cung cấp LNG lớn nhất cho châu Âu. Hàng loạt các nhà ga tiếp nhận LNG đã mọc lên như nấm ở lục địa này, đặc biệt là Đức – nơi chưa từng có nhà ga LNG nào trước năm 2022.
Giá khí đốt vẫn cao
Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã giảm so với mức cao kỷ lục năm 2022. Năm 2024, giá vẫn gấp đôi mức trung bình 5 năm trước xung đột Nga-Ukraine, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết.
Mặc dù lượng khí đốt mà châu Âu nhập khẩu từ Nga qua đường ống đã giảm mạnh, châu lục này lại tăng cường mua LNG của Nga được vận chuyển qua cảng.
Giá LNG phần lớn được quyết định bởi các yếu tố thị trường. Tổng thống Donald Trump đã thúc giục châu Âu nhập khẩu LNG nhiều hơn từ Mỹ. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), von der Leyen, cho rằng LNG của Mỹ có thể thay thế nhiên liệu của Nga dù giá đắt hơn.
Cái giá của cuộc khủng hoảng năng lượng
Giá khí đốt quá cao đã góp phần làm tăng lạm phát và khiến các nhà máy sử dụng hàng nghìn lao động ở châu Âu phải đóng cửa hoặc chuyển đến các quốc gia có giá năng lượng rẻ hơn.
Nhiều doanh nghiệp lớn nhất châu Âu đang cắt thu hẹp hoạt động. Gã khổng lồ hóa chất Đức BASF cho biết sẽ dừng một số hoạt động sản xuất tại cơ sở ở Ludwigshafen. Công ty sẽ đầu tư mạnh vào Trung Quốc – nơi giá năng lượng rẻ hơn 2/3 so với ở châu Âu.
Ngoài ra, giá khí đốt cao đã làm tăng chi phí sản xuất amoniac, một thành phần quan trọng trong phân bón. Yara International, “gã khổng lồ” phân bón có trụ sở tại Na Uy, đã dừng sản xuất amoniac tại nhà máy ở Tertre (Bỉ). Công ty cho biết giá năng lượng cao là một thách thức lớn đối với khả năng cạnh tranh của châu Âu.
Cuộc khủng hoảng năng lượng cũng gây ra khủng hoảng chi phí sinh hoạt dai dẳng đối với các gia đình trên khắp châu Âu. Tình trạng thiếu điện tăng vọt ở châu Âu. Gần 10% dân số cho biết nhà họ không được sưởi ấm. Ngày càng có nhiều hộ gia đình chậm thanh toán hóa đơn tiền điện.
“Chúng tôi đã gây nên tình cảnh bấp bênh năng lượng”, Niki Vouzas, phát ngôn viên của Liên đoàn nông hộ Pháp cho biết. “Người dân không thể giữ cho nhà đủ ấm và đổ đầy bình xăng”.
Một cuộc chiến gian nan
Những tháng gần đây lại cho thấy những dấu hiệu mới về sự bất ổn của thị trường. Thời tiết lạnh hơn khiến châu Âu rút khí đốt từ các cơ sở dự trữ nhanh chưa từng có. Điều này có thể khiến việc bơm đầy các kho dự trữ khí đốt trong mùa hè trở nên tốn kém hơn.
Bất chấp mức giá cao trong những năm gần đây, sản lượng khí đốt nói chung của châu Âu đã giảm. Mức thuế tăng cao “đóng băng” đầu tư vào Biển Bắc của Vương quốc Anh. Hà Lan đã đóng cửa mỏ khí đốt Groningen giàu có do khai thác gây ra động đất. Sản lượng khí đốt tại EU và Anh chưa bằng 20% mức tiêu thụ vào năm 2024, theo ước tính của S&P Global Commodity Insights.
OMV (Áo) là một trong số ít tập đoàn năng lường đặt mục tiêu tăng sản lượng khí đốt tại châu Âu. Alfred Stern, giám đốc điều hành của OMV cho biết cách duy nhất để khiến chi phí năng lượng của châu Âu có khả năng cạnh tranh với các khu vực khác là tăng nguồn cung.
“Chúng ta đã qua đỉnh khủng hoảng”, Michael Stoppard, giám đốc chiến lược khí đốt toàn cầu tại S&P Global Commodity Insights, cho biết. “Nhưng chúng ta vẫn chưa thoát khỏi khó khăn”.
Nga coi Ả-rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) là những địa điểm tiềm năng cho hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin, hai nguồn tin của Nga nói với Reuters.
Giá dầu tăng trong phiên biến động ngày thứ Hai (03/02), nhưng vẫn khép phiên tại mức thấp nhất trong 1 tháng, khi thị trường tiếp nhận kế hoạch áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Canada, Mexico và Trung Quốc.
Tổng thống Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp nêu kế hoạch mở quỹ đầu tư quốc gia cho Mỹ. Hiện tại, hai quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới thuộc về Na Uy và Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hoãn quyết định áp thuế mới đối với Mexico và Canada, đồng ý tạm dừng trong 30 ngày để đổi lấy các nhượng bộ về biên giới và tội phạm với hai quốc gia láng...
Mỹ đã đạt được thỏa thuận ban đầu để tạm ngưng thuế quan đánh vào Canada và Mexico. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết tiếp đến ông sẽ trò chuyện với phía Trung Quốc.
Các quan chức của Vương quốc Anh đang "nín thở" chờ đợi tin mừng sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng Anh có thể thoát khỏi thuế quan trừng phạt của Mỹ.
Đà tăng của đồng USD diễn ra trên diện rộng, với đồng euro cũng giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm và đồng franc Thụy Sỹ cũng trượt xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2024.
Trong quý I, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 7.236 tỷ đồng, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, thu nhập bình quân nhân viên giảm xuống còn 42,4 triệu đồng do chi phí lương...
Điểm nhấn đáng chú ý trong phiên hôm nay là cổ phiếu SHB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội khớp lệnh với khối lượng cao kỷ lục lên tới gần 223 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 2.830 tỷ đồng, đánh dấu mức cao kỷ lục của mã này.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI đã hướng lên sau khi xuống vùng quá bán, trong khi chỉ báo MACD chuyển sang đi ngang củng cố cho sự hiện hữu của lực cầu. Cùng với đó chỉ báo CMF cũng hướng...
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đối mặt với nhiều yếu tố bất định, từ chính sách thuế toàn cầu đến động thái siết chặt tiền tệ của các nền kinh tế lớn như Mỹ. Trong bối cảnh đó,...
(ĐTCK) Phiên giao dịch sóng gió của thị trường, khi tín hiệu xấu xuất hiện ngay khi mở cửa và kéo dài cho đến gần cuối phiên khiến VN-Index có lúc giảm tới 70 điểm. Nhưng dòng tiền bắt đáy đã lên...
Mỹ vừa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam và 3 quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam chịu mức thuế lên tới...
Có thời điểm VN-Index giảm gần 70 điểm về sát mốc 1.137, trên bảng điện ghi nhận hơn 150 mã giảm sàn.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.