5.000 tỷ USD 'bốc hơi' trong 48 giờ, JP Morgan cảnh báo: 'Suy thoái toàn cầu đang tới rất gần'
15:15 06/04/2025
Đầu tuần sau có thể sẽ tiếp tục sóng gió.
Một trong những tuần lễ mang tính bước ngoặt nhất trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ, của kinh tế toàn cầu đã khép lại vào thứ Sáu với âm vang nặng nề: Nasdaq rơi vào thị trường giá xuống khi giới đầu tư lo ngại rằng cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào sẽ đẩy thế giới vào suy thoái.
Mỹ áp thuế cao nhất thế kỷ, thị trường tài chính lao dốc không phanh
Chỉ chưa đầy 48 giờ sau khi ông Trump nâng hàng rào thuế quan lên mức cao nhất trong hơn một thế kỷ, Trung Quốc vào thứ Sáu tuyên bố sẽ áp thêm mức thuế 34% đối với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, đẩy cuộc chiến thương mại toàn cầu lên một nấc thang nguy hiểm mới.
Mọi hy vọng của nhà đầu tư về việc Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed), Jerome Powell, sẽ "giải cứu" thị trường bằng cách phát tín hiệu sẵn sàng hạ lãi suất, nhanh chóng tiêu tan khi ông Powell nhấn mạnh các “rủi ro gia tăng” đối với cả tăng trưởng lẫn lạm phát.
Lập trường "chờ và xem" này khiến phố Wall thêm hoang mang, chỉ số S&P 500 sụt 6%, khiến vốn hóa thị trường bốc hơi 5.000 tỷ USD chỉ trong vòng 2 ngày.
Fed đang trong tình thế khó khăn thực sự: đối mặt với nguy cơ suy thoái gia tăng nhanh chóng trong khi áp lực lạm phát cũng không ngừng leo thang. Trái phiếu Kho bạc Mỹ có vẻ như bị giằng co giữa hai thái cực này, nhưng giới giao dịch lãi suất thì đã thể hiện quan điểm rất rõ. Thị trường hiện phản ánh đầy đủ kỳ vọng rằng sẽ có 4 lần cắt giảm lãi suất trong năm nay, bắt đầu từ tháng 6.
Tuy nhiên, với mức bán tháo dữ dội trên thị trường chứng khoán, niềm tin nhà đầu tư sụp đổ và triển vọng kinh tế vô cùng bất định, sẽ không quá bất ngờ nếu Fed quyết định hạ lãi suất ngay tại cuộc họp ngày 6-7/5. Thậm chí, nếu đà bán tháo tiếp diễn trong tuần tới, khả năng có một động thái “ngoài cuộc họp” cũng không thể bị loại trừ.
Đây là đợt lao dốc mạnh nhất của chứng khoán toàn cầu kể từ đại dịch năm 2020. Nhưng khác với thời điểm đó hay cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, cơn hỗn loạn hiện tại trên phố Wall là kết quả từ những lựa chọn chính sách có chủ đích, từ một chính phủ mà lẽ ra phải biết trước hậu quả là hoàn toàn có thể xảy ra, nếu không muốn nói là rất dễ xảy ra.
Mức thuế quan cao nhất của Mỹ trong hơn 100 năm qua
Theo các nhà phân tích của JPMorgan, đây là đợt tăng thuế lớn nhất kể từ năm 1968, và họ hiện cho rằng khả năng xảy ra suy thoái toàn cầu đang tới rất gần.
Vốn hóa thị trường chứng khoán Mỹ bốc hơi 5.000 tỷ USD chỉ trong hai ngày, nâng tổng thiệt hại kể từ khi ông Trump nhậm chức vào tháng 1 lên gần 8.000 tỷ USD
Các chuyên gia kinh tế tại Barclays hiện dự báo lạm phát Mỹ sẽ vượt 4% trong năm nay, trong khi GDP sẽ suy giảm trong quý IV, một kịch bản “hoàn toàn phù hợp với suy thoái”.
Phần còn lại của thế giới cũng không thoát khỏi nỗi đau này. Các nhà kinh tế tại Citi cho rằng tăng trưởng của khu vực Eurozone sẽ bị bào mòn tới 1 điểm phần trăm, đẩy khối này đến sát bờ vực suy thoái, trong khi Trung Quốc cũng có thể chịu cú giáng tương tự lên GDP, vốn đã được dự báo sẽ giảm xuống dưới 5%.
Khi nhu cầu toàn cầu sắp sửa giảm mạnh, nếu không muốn nói là suy giảm hoàn toàn, giá dầu vào thứ Sáu đã lao dốc hơn 6% ngày thứ hai liên tiếp. Hợp đồng dầu Brent kỳ hạn chạm mức thấp nhất trong 4 năm, gần 62 USD/thùng, và hiện đã giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái.
Và cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng: trong một khoảnh khắc ngắn ngủi hôm thứ Sáu, lợi suất trái phiếu chính phủ Thụy Sĩ kỳ hạn hai năm giảm xuống dưới 0%. Dù đúng là Thụy Sĩ có mức lãi suất chính thức chỉ 0,25%, nhưng đây vẫn là một tín hiệu rõ ràng cho thấy giới đầu tư đang thực sự lo lắng.
Thị trường sẽ nghỉ giao dịch vào cuối tuần, nhưng các đường dây liên lạc giữa các nhà hoạch định chính sách toàn cầu chắc chắn vẫn sẽ "nóng máy", khi các chính phủ gấp rút tìm cách hạ nhiệt cuộc chiến thương mại và các ngân hàng trung ương cân nhắc các biện pháp ứng phó.
Tổng thư ký NATO Mark Rutte cho biết, liên minh quân sự này không tham gia các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Nga và Ukraine mà Mỹ làm trung gian và tư cách thành viên NATO của Ukraine chưa bao giờ là một phần của thỏa thuận hòa bình tiềm năng.
Tỷ phú công nghệ Elon Musk cho biết, ông hy vọng trong tương lai sẽ thấy được sự tự do thương mại hoàn toàn giữa Mỹ và châu Âu với mức thuế quan bằng 0.
Từ khoảnh khắc Tổng thống Donald Trump công bố loạt thuế quan toàn diện vào ngày 02/04 và thị trường rơi vào hỗn loạn ngay hôm sau, điện thoại của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent liên tục nhận...
Một trong những thách thức lớn nhất đối với công cuộc khám phá và định cư không gian từ trước đến nay luôn là việc cung cấp năng lượng ổn định và lâu dài trong môi trường khắc nghiệt, đặc biệt là trên bề mặt Mặt Trăng.
Khác với nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như không còn bận tâm liệu các chính sách của mình có gây hỗn loạn trên thị trường tài chính hay không. Lần này, ông có vẻ tập trung...
Ba tỷ phú giàu nhất thế giới - Elon Musk, Jeff Bezos và Mark Zuckerberg, mất ít nhất 23 tỷ USD mỗi người chỉ trong hai ngày ông Trump công bố chính sách thuế quan mới.
Hàng ngàn người biểu tình vừa tập trung tại Washington, D.C. và khắp nước Mỹ, tạo nên ngày biểu tình lớn nhất từ trước đến nay để phản đối Tổng thống Donald Trump và tỷ phú Elon Musk về chiến dịch cải tổ chính phủ, tăng thuế và những hành động khác.
Chưa đầy 24 giờ sau khi đảng Cộng hoà thua cuộc đua quan trọng ở Wisconsin và không đạt kết quả tốt ở Florida, Tổng thống Donald Trump áp dụng chiến thuật đã định hình sự nghiệp chính trị của ông: Làm mạnh gấp đôi.
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.