3 tỉnh trong lịch sử có tên gọi Hà Nam Ninh: Từng 2 lần sáp nhập và chia tách, nay là phần quan trọng của Đồng bằng sông Hồng
08:15 22/03/2025
3 tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng không chỉ có bề dày lịch sử, gắn liền với những triều đại phong kiến lẫy lừng mà còn đang có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của khu vực Bắc Bộ.
Hà Nam Ninh từng là tỉnh ven biển thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, nằm ở cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội. Đây là địa phương có lịch sử đặc biệt khi 2 lần được sáp nhập rồi lại chia tách thành 3 tỉnh như hiện nay là Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình.
Dấu ấn lịch sử của 3 vùng đất từng có tên gọi Hà Nam Ninh
Trong lịch sử, Ninh Bình từng là kinh đô Hoa Lư thời Đinh - Tiền Lê (968 - 1009), đóng vai trò quan trọng trong tiến trình dựng nước và giữ nước. Đinh Tiên Hoàng đã đặt nền móng cho quốc gia độc lập Đại Cồ Việt, trong khi nhà Tiền Lê tiếp tục củng cố quyền lực Trung ương.
Trải qua các thời kỳ Trần, Hồ, Hậu Lê, Nguyễn, vùng đất Ninh Bình tiếp tục giữ vị trí quan trọng về chính trị, quân sự và văn hóa. Đến thời nhà Nguyễn, năm Minh Mạng thứ 3 (1822), địa danh Ninh Bình chính thức xuất hiện, và sau nhiều lần thay đổi địa giới, tỉnh Ninh Bình được tái lập vào năm 1992.
3 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình có bề dày lịch sử. Ảnh minh họa
Nam Định, nơi phát tích của vương triều Trần, từng là trung tâm hành chính với phủ Thiên Trường, gắn liền với các chiến công chống quân Nguyên - Mông. Dưới thời Lê, khu vực này thuộc xứ Sơn Nam, sau đó tách thành Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ.
Đến năm 1822, trấn Nam Định chính thức được thành lập, đánh dấu sự ra đời của địa danh Nam Định ngày nay. Qua nhiều biến động lịch sử, năm 1996, Nam Định được tách khỏi tỉnh Nam Hà để trở lại với tư cách một tỉnh độc lập.
Hà Nam là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, từng thuộc phủ Lý Nhân thời Nguyễn, sau đó được nâng cấp thành tỉnh Hà Nam vào năm 1890. Trong quá trình phát triển, Hà Nam từng hợp nhất với Nam Định và Ninh Bình để tạo thành tỉnh Hà Nam Ninh. Đến năm 1996, Hà Nam được tái lập, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới.
Ba tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình ngày nay không chỉ giữ gìn giá trị văn hóa - lịch sử mà còn đang vươn mình mạnh mẽ, trở thành những địa phương phát triển năng động với tốc độ tăng trưởng ấn tượng.
Theo quy hoạch, cùng với tỉnh Thái Bình, 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình 1 trong 2 tiểu vùng của Đồng bằng sông Hồng, đóng góp vào sự phát triển chung của khu vực.
Ninh Bình hiện là điểm đến du lịch hàng đầu với Di sản văn hóa thế giới Tràng An, thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm. Quy mô kinh tế của tỉnh năm 2024 ước đạt 98,9 nghìn tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 96 triệu đồng/người/năm.
Tràng An, Ninh Bình. Ảnh: Internet
Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ (48,2%) và công nghiệp – xây dựng (41,7%), trong khi nông, lâm, thủy sản chỉ còn chiếm 10,1%. Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,52%, cao hơn kế hoạch đề ra. Công nghiệp, đặc biệt là sản xuất ô tô, vật liệu xây dựng và du lịch sinh thái, tiếp tục là động lực chính thúc đẩy nền kinh tế tỉnh.
Nam Định với nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là công nghiệp dệt may, cơ khí và chế biến nông sản, đang vươn lên trở thành trung tâm kinh tế khu vực.
Năm 2024, kinh tế tỉnh tăng trưởng 10,01%, với tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 61.222 tỷ đồng. Trong đó, khu vực công nghiệp – xây dựng tiếp tục giữ vai trò chủ lực, tăng 14,27%, trong khi dịch vụ tăng 8,56%. Quy mô kinh tế theo giá hiện hành đạt 113.329 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 59,83 triệu đồng/năm. Nam Định cũng đang đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp lớn như Hòa Xá, Mỹ Trung, thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông, cảng biển.
Hà Nam là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất trong khu vực, liên tục duy trì mức tăng trưởng trên 10% trong ba năm liên tiếp. Năm 2024, GRDP của tỉnh đạt 56.116,6 tỷ đồng, tăng 10,93%, cao thứ hai ở Đồng bằng sông Hồng và thứ tư cả nước. Thu nhập bình quân đầu người đạt 109,8 triệu đồng/năm, cao nhất trong ba tỉnh.
Hà Nam hiện tập trung phát triển các khu công nghiệp lớn như Đồng Văn, Châu Sơn, thu hút nhiều doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực công nghệ cao, chế tạo linh kiện ô tô, điện tử. Đồng thời, tỉnh cũng đang đẩy mạnh phát triển du lịch tâm linh với điểm nhấn là chùa Tam Chúc, quần thể chùa lớn nhất thế giới.
Với nền tảng kinh tế vững chắc, ba tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình đang tập trung đẩy mạnh liên kết vùng, tận dụng lợi thế giao thông với tuyến cao tốc Bắc – Nam, các tuyến quốc lộ và hệ thống cảng biển để mở rộng giao thương.
Các ngành công nghiệp mũi nhọn như sản xuất ô tô, dệt may, vật liệu xây dựng và công nghiệp chế tạo tiếp tục được ưu tiên phát triển, đồng thời các tỉnh cũng đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao. Du lịch sinh thái, văn hóa và tâm linh sẽ tiếp tục là những trụ cột quan trọng, giúp khu vực phát triển bền vững và tạo ra giá trị gia tăng cao hơn.
Cùng với đó, ba tỉnh cũng đang hướng đến chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh và bền vững, cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo hồ sơ mời thầu, dự án có tổng mức đầu tư hơn 11.743 tỷ đồng, được triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).
Việc nắm rõ các quy định mới, đặc biệt đối với những trường hợp bị xóa đăng ký thường trú là điều cần thiết giúp người dân tránh khỏi những thủ tục rắc rối.
Theo thiết kế, bến cảng tổng hợp quốc tế này có chức năng bốc xếp đa dạng các loại hàng hóa như hàng tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng (trừ xăng dầu) và cả tàu khách quốc tế.
Dự kiến trong tháng 4/2025, huyện Mê Linh (Hà Nội) tiếp tục đấu giá 58 thửa đất ở tại Điểm DT-01, xã Tiến Thắng, đều là đất ở, thời hạn sử dụng lâu dài.
Hà Nội- Vị trí chiến lược, pháp lý minh bạch, tiến độ thi công giúp 165 trong tổng số 592 căn hộ The Charm An Hưng bán hết ngay trong giỏ hàng đợt đầu.
Ấn Độ, nước sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới, hôm 21/4 đã áp thuế tạm thời 12% đối với thép nhập khẩu trong một nỗ lực kiềm chế sự xâm nhập ồ ạt của thép nhập khẩu giá rẻ, Reuters đưa tin.
Nhịp giảm giá mạnh trước cú sốc thuế quan đã mở ra cơ hội cho các vị thế đầu tư giá trị Niềm tin đang trở lại với thị trường sau cú sốc thuế quan, áp lực bán tháo, giải chấp..., nhưng cơ...
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Các dự án của Novaland (NVL) tại TP. HCM đang được đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ vướng mắc pháp lý.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.