2 chỉ báo chính thức 'nhấp nháy' báo động: Nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đã rơi vào suy thoái
21:45 05/08/2024
Kinh tế Mỹ có thể đã bước vào suy thoái khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4,3% vào tháng 7. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng.
Nền kinh tế Mỹ có thể vừa bước vào suy thoái
Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động Mỹ mới đây, tỷ lệ thất nghiệp của nước này đã tăng từ mức 4,1% tháng 6 lên 4,3% vào tháng 7 - mức cao nhất kể từ tháng 10/2021.
Kinh tế Mỹ có thể đã bước vào suy thoái khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4,3% vào tháng 7
Sự gia tăng này đã kích hoạt Quy tắc Sahm - một chỉ báo suy thoái do cựu chuyên gia kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), bà Claudia Sahm phát triển.
Chỉ báo này chỉ ra rằng nền kinh tế đang suy thoái nếu tỷ lệ thất nghiệp trung bình trong 3 tháng cao hơn 0,5% điểm phần trăm so với mức thấp nhất trong 12 tháng. Thước đo này có độ tin cậy nhất định khi nó dự báo đúng trong ít nhất 9 cuộc suy thoái gần đây.
Hiện tại, mức chênh lệch giữa tỷ lệ thất nghiệp trung bình trong ba tháng và tỷ lệ thấp nhất trong 12 tháng là 0,53 điểm phần trăm. Tuy nhiên, quy tắc Sahm cũng vướng phải tranh cãi vì đôi khi nó không tính đến tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, điều này có thể làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Và thực tế là tỷ lệ tham gia lao động đang tăng lên ở thời gian này.
Diễn biến của quy tắc Sahm
Tuy nhiên, một chỉ báo khác là “mức tăng trưởng hàng năm của số người thất nghiệp” - vốn không bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động - cũng cho thấy Mỹ đang chìm trong suy thoái. Chỉ báo này đề cập đến sự gia tăng tỷ lệ phần trăm số lượng người thất nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một tháng hoặc một quý) so với cùng khoảng thời gian đó của năm trước. Đây là một chỉ báo quan trọng để đánh giá tình trạng của thị trường lao động và xu hướng thất nghiệp trong nền kinh tế.
Được biết, số người thất nghiệp tại Mỹ đã tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong ít nhất 11 trường hợp gần đây nhất khi tình trạng này xuất hiện, nền kinh tế đã xảy ra suy thoái.
Chỉ báo mức tăng trưởng hàng năm của số người thất nghiệp
Dẫu vậy, dù cho hai chỉ báo này đã cảnh báo đúng về tình hình suy thoái trong quá khứ nhưng không có nghĩa lần này cũng vậy.
Tom Essaye, người sáng lập Sevens Report Research đã nói với Business Insider rằng các chỉ số thị trường lao động khác vẫn chỉ ra Mỹ có khả năng có một cuộc hạ cánh mềm trong thời gian tới. Ví dụ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu hàng tuần vẫn ở mức khá thấp là 249.000, mặc dù đã tăng từ mức 194.000 vào tháng 1. Ông cho biết nếu chúng bắt đầu tăng lên trên 300.000 và đạt tới 350.000, thì đó mới là lúc cần lo lắng.
Ngoài ra, trong khi báo cáo việc làm của tháng 7 yếu hơn dự kiến, khi Mỹ có thêm 114.000 việc làm mới, thì mức trung bình động bốn tháng vẫn ở mức cao và chỉ khi các báo cáo trong những tháng tới cũng liên tục ảm đạm thì mới chứng minh được là xu hướng chắc chắn đã giảm.
Và dù mọi thứ có thể vẫn ổn, tuy nhiên, lịch sử cho thấy rằng khi thị trường lao động suy yếu đến mức này, nó thường có xu hướng xấu đi nhanh chóng.
Jack McIntyre, Quản lý danh mục đầu tư tại Brandywine Global còn nhận định rằng có thể nền kinh tế còn chậm hơn so với những gì mà dữ liệu việc làm chỉ ra.
Bên cạnh đó, chỉ số sản xuất ISM cũng đã giảm sâu và báo hiệu hoạt động sản xuất của Mỹ tiếp tục chậm lại. Số lượng cơ hội việc làm cũng đang giảm, đạt 8,1 triệu vào tháng 6 so với 12,1 triệu vào tháng 3/2022.
Thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ ra sao?
Các nhà đầu tư đang gặp khó khăn khi giải mã thị trường trong bối cảnh dữ liệu kinh tế không khả quan trong tuần này.
Diễn biến thị trường chứng khoán sắp tới có thể sẽ phụ thuộc vào khả năng chịu đựng của thị trường lao động trong những tháng tới khi Fed chuẩn bị hành động tại cuộc họp tháng 9. Nhiều chiến lược gia đã khuyến nghị các nhà đầu tư không nên phản ứng quá mức với dữ liệu việc làm tháng 7.
Dẫu vậy, có thể thấy, thị trường tài chính toàn cầu đang biến động trước làn sóng bán tháo cổ phiếu mạnh mẽ khi các nhà đầu tư ngày càng lo lắng về việc Mỹ có thể xảy ra suy thoái.
Hướng đi của thị trường cũng phụ thuộc vào cách nhà đầu tư dự báo việc cắt giảm lãi suất cùng với dữ liệu tương lai. Mặc dù việc cắt giảm lãi suất nhằm kích thích nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp phát triển và người tiêu dùng chi tiêu, nhưng nhà đầu tư cũng có thể hiểu chúng là dấu hiệu cho thấy Fed đã lo lắng về sức khỏe của nền kinh tế.
Theo Công cụ FedWatch của CME, thị trường đang dự đoán Fed có thể cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng 9. Michael Hartnett, chiến lược gia toàn cầu tại Bank of America, cho biết các nhà đầu tư nên bán cổ phiếu khi Fed cắt giảm lãi suất lần đầu tiên, có khả năng diễn ra vào tháng 9.
Hartnett và nhóm của ông đã phân tích các chu kỳ cắt giảm lãi suất của Fed. Ông cho rằng Fed đang rơi vào kịch bản hạ cánh cứng (hoặc suy thoái). S&P 500 từng giảm trung bình 6,2% trong ba tháng sau lần cắt giảm lãi suất đầu tiên ở trường hợp này. Mức giảm lớn nhất là vào năm 1974, khi chỉ số giảm 26% trong ba tháng.
Quyết định tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ), cùng với lo ngại về suy thoái kinh tế Mỹ và căng thẳng địa chính trị, đã đẩy nhà đầu tư vào thế phòng thủ.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã giám sát nhiệm vụ chuyển giao 250 'bệ phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật' mới cho các đơn vị tiền tuyến dọc biên giới phía nam.
CEO Tesla cuối tuần trước tiếp tục phàn nàn về lãi suất cao tại Mỹ, vài ngày sau cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Trưởng bộ phận nghiên cứu APAC tại công ty tư vấn bất động sản Knight Frank, cho rằng các nhà đầu tư đang tỏ ra lo ngại, đặc biệt là các nhà đầu tư bất động sản tại Mỹ.
Đối với một số người, việc Berkshire Hathaway Inc. bán cổ phần Apple Inc. có thể được hiểu là do thiếu niềm tin vào câu chuyện tăng trưởng của nhà sản xuất iPhone. Nhưng nhiều người trên Phố Wall...
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI đã hướng lên sau khi xuống vùng quá bán, trong khi chỉ báo MACD chuyển sang đi ngang củng cố cho sự hiện hữu của lực cầu. Cùng với đó chỉ báo CMF cũng hướng...
(ĐTCK) Phiên giao dịch sóng gió của thị trường, khi tín hiệu xấu xuất hiện ngay khi mở cửa và kéo dài cho đến gần cuối phiên khiến VN-Index có lúc giảm tới 70 điểm. Nhưng dòng tiền bắt đáy đã lên...
Mỹ vừa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam và 3 quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam chịu mức thuế lên tới...
Theo đánh giá của ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT OCB, thuế quan đối ứng của Mỹ ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu, không thể dự đoán được. Phía ngân hàng nhìn nhận thị trường nói chung một cách thận trọng nhưng không bi quan.
(ĐTCK) Trong khi nhiều nhà đầu tư vào chứng chỉ quỹ hoang mang, tìm cách “cắt lỗ” thì các nhà quản lỹ quỹ cho biết đã tận dụng nhịp giảm sốc của thị trường chứng khoán vừa qua để “bắt đáy” các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt.
(ĐTCK) Ảnh hưởng tâm lý từ thị trường bên ngoài, các nhà đầu tư đã vội vàng bán giá thấp ngay khi mở cửa, nhưng may mắn là mốc điểm hỗ trợ mạnh 1.200 điểm vẫn đang cho thấy độ tin cậy cao khi nhanh chóng bật hồi trở lại.
Động thái mới của chính quyền ông Trump vừa là cú hích cho các nhà sản xuất năng lượng mặt trời tại Mỹ nhưng cũng là rủi ro cho họ vì nhiều doanh nghiệp đã quen phụ thuộc vào nguồn cung giá rẻ từ nước ngoài.
Theo bà Phạm Minh Hương, năm 2025 sẽ là năm tương đối thách thức với hoạt động đầu tư tài chính khi mặt bằng lãi suất giảm, dự kiến doanh thu tài chính và lợi nhuận trước thuế sẽ giảm so với năm trước.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.